Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 15/07/2015 - 14:05
(Thanh tra)- Theo thống kê, Việt Nam hiện có trên 13.000 cơ sở y tế, phát sinh khoảng 380 tấn chất thải y tế (CTYT)/ngày, trong đó có 40 tấn chất thải nguy hại. Nếu không được quản lý tốt, các thành phần nguy hại trong CTYT như vi sinh vật gây bệnh, chất gây độc, gây ung thư sẽ tạo ra nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Qua thanh tra, kiểm tra, các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đã phát hiện một số bệnh viện (BV) chưa làm tốt công tác quản lý CTYT, còn có hiện tượng để CTYT lọt ra bên ngoài. Đặc biệt, lãnh đạo nhiều BV còn chưa quan tâm đến công tác quản lý CTYT. Nhiều địa phương chưa bố trí đủ kinh phí để đầu tư xây dựng, vận hành thường xuyên hệ thống xử lý chất thải cho các BV...
Thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho thấy, hiện mới có khoảng 44% các BV có hệ thống xử lý CTYT. Thậm chí, ngay ở các BV tuyến Trung ương vẫn còn tới 25% cơ sở chưa có hệ thống xử lý CTYT, BV tuyến tỉnh gần 50%, BV tuyến huyện còn trên 60%.
Tại Hà Nội, trung bình mỗi năm, tổng lượng rác thải y tế thải ra từ 41 BV công lập, 52 phòng khám đa khoa, 4 nhà hộ sinh, gần 600 trạm y tế ước tính khoảng 600.000 kg CTYT nguy hại; khoảng 3 triệu kg chất thải thông thường và khoảng 1,8 triệu m3 nước thải. Trong đó, hơn 90% BV thực hiện phân loại chất thải rắn (CTR) y tế ngay tại nơi phát sinh, nhưng chỉ có 50% là thực hiện phân loại đúng từng loại chất thải theo quy định của Bộ Y tế.
Đại diện Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, nguyên nhân của tình trạng này là do nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành còn han hẹp trong khi giá thành của một hệ thống xử lý chất thải rất cao. Các phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, phần lớn chưa đạt chuẩn; chỉ có 53% số BV sử dụng xe có nắp đậy; nhân viên y tế chưa được huấn luyện tốt; hệ thống xử lý chất thải nguy hại còn nhiều hạn chế…
Trước tình trạng một số BV để CTYT độc hại ra môi trường, mới đây, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành tham mưu UBND hoặc lãnh đạo Bộ, ngành ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý CTYT cho các BV trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý CTYT bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Bên cạnh đó cần phối hợp các bên liên quan thanh kiểm tra, giám sát công tác quản lý CTYT; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu BV.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà