Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá

Phương Anh

Thứ ba, 08/10/2024 - 13:19

(Thanh tra)- Theo Quỹ Phòng, chống tác hại (PCTH) của thuốc lá, để thực hiện thành công chiến lược quốc gia về PCTH thuốc lá, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới cũng như các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng, kiểm soát nguồn cấp các sản phẩm thuốc lá đã được quy định trong Luật PCTH của thuốc lá, Chiến lược quốc gia về PCTH thuốc lá đến năm 2030.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Luật PCTN của thuốc lá (có hiệu lực từ ngày 1/5/2013) đã đánh đấu bước ngoặt lớn trong công tác PCTH của thuốc lá. Luật PCTH của thuốc lá được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là khá toàn diện và phù hợp với công ước khung, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo vệ các thế hệ hiện tại và tương lai khỏi các tác hại về sức khỏe, kinh tế và môi trường do việc sử dụng thuốc lá gây ra.

Với sự ủng hộ, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Y tế với vai trò là cơ quan đầu mối đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, các tổ chức Chính trị xã hội và UBND các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện Luật PCTH của thuốc lá, thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng chống tác hại của thuốc lá như: tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá; xây dựng môi trường không khói thuốc; in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì sản phẩm thuốc lá; tăng thuế thuốc lá; thực thi cấm toàn diện quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá, hỗ trợ cai nghiện thuốc lá,... đặc biệt là ngăn chặn việc sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử trong thanh niên, thiếu niên Việt Nam.

“Tuy nhiên, với những gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá gây ra, công tác phòng chống tác hại của thuốc lá đang trở thành vấn đề y tế công cộng được ưu tiên hàng đầu trên thế giới. Sử dụng thuốc lá đang chuyển nhanh từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, gây ra những tác hại đối với sức khỏe, kinh tế và môi trường cho các nước, trong đó có Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết,

Theo Tổ chức Y tế thế giới, 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do sử dụng thuốc lá. Tại Việt Nam, mỗi năm có ít nhất 40.000 ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Bên cạnh đó, mặc dù tỷ lệ hút thuốc đã giảm, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới. Tình trạng phơi nhiễm với khói thuốc còn khá phổ biến tại nhà hàng, quán bar và một số nơi tập trung đông người. Thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp; các sản phẩm thuốc lá được bày bán khắp nơi, tạo điều kiện dễ dàng cho người dân tiếp cận với các sản phẩm thuốc lá, nhất là lứa tuổi thanh, thiếu niên…

Đáng lưu ý, những năm gần đây xuất hiện các sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisa. Việc sử dụng thuốc lá điện tử đang tăng nhanh đặc biệt trong lứa tuổi học sinh, sinh viên. Những khó khăn này ảnh hưởng lớn tới các nỗ lực PCTH của thuốc lá và là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nguy cơ làm cho tỷ lệ hút thuốc lá gia tăng trở lại nếu như chúng ta không tiếp tục có các biện pháp quyết liệt và kịp thời.

Theo Quỹ PCTH thuốc lá, để thực hiện thành công chiến lược quốc gia về PCTH thuốc lá, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới cũng như các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng, kiểm soát nguồn cấp các sản phẩm thuốc lá đã được quy định trong Luật PCTH của thuốc lá, Chiến lược quốc gia về PCTH thuốc lá đến năm 2030.

Các biện pháp này bao gồm: tăng thuế thuốc lá; truyền thông để nâng cao nhận thức cho mọi người về tác hại của thuốc lá, các quy định của pháp luật về PCTH của thuốc lá nhằm thay đổi hành vi hút thuốc, nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của Luật PCTH thuốc lá; thực hiện nghiêm quy định cấm quảng cáo khuyến mại, tài trợ của các công ty sản xuất, kinh doanh thuốc lá; in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh trên bao bì các sản phẩm thuốc lá; tổ chức cai nghiện thuốc lá.

Ðể góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá và cam kết về Phát triển bền vững đến năm 2030, Bộ Y tế kêu gọi các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm, chỉ đạo và tăng cường hơn nữa việc thực thi Luật PCTH của thuốc lá; thực hiện đồng bộ các giải pháp về PCTH thuốc lá, từ truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi của cộng đồng đối với việc sử dụng thuốc lá đến thực hiện tốt việc xây dựng môi trường không khói thuốc lá; tiếp tục ủng hộ việc tăng thuế và giá các sản phẩm thuốc lá… để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình, gia đình và cộng đồng.

Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành và UBND các cấp tiếp tục quan tâm và đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCTH của thuốc lá. Bộ Y tế cũng đề nghị Chính phủ, Quốc hội tiếp tục quan tâm, chỉ đạo và sớm ban hành Nghị quyết cấm các sản phẩm thuốc lá mới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

Năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương Anh

19:32 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm