Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 12/01/2017 - 13:37
(Thanh tra) - Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết như vậy tại Hội nghị Truyền thông phòng, chống dịch mùa Đông Xuân ngày 11/1, tại Hà Nội.
Phun hóa chất phòng, chống bệnh do virus zika. Ảnh: NN
Theo Cục Y tế dự phòng, năm 2016, Việt Nam ghi nhận 110.876 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 1,9% so với năm 2015), trong đó có 36 trường hợp tử vong (giảm 18 trường hợp so với năm 2015). Đặc biệt, số trường hợp mắc tăng cao ở khu vực Tây Nguyên.
Bệnh do virus Zika vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trên thế giới và Việt Nam. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, đến nay, 75 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận virus Zika, 29 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận chứng đầu nhỏ và dị tật thần kinh trung ương ở trẻ có liên quan đến virus Zika.
Tại Việt Nam, số trường hợp nhiễm virus Zika là 212 trường hợp tại 11 tỉnh, thành phố. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh có số trường hợp mắc nhiều nhất. Khu vực miền Bắc chưa ghi nhận trường hợp nào.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp ở trên thế giới. Dịch Ebola, MERS-CoV từ những năm trước đây nhưng năm vừa qua vẫn ghi nhận tại nhiều nước như Tây Phi, Trung Đông. Do tình hình đi lại, giao lưu quốc tế giữa Việt Nam và các nước rất phổ biến. Dịch bệnh trong vòng 24 giờ có thể xuất hiện từ quốc gia này tới quốc gia khác nên Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh tình hình dịch bệnh chung này.
Do dịch bệnh vẫn có diễn biến phức tạp, khó lường, vì vậy ngành Y tế đã phải lên nhiều kịch bản khác nhau, đề phòng các tình huống xảy ra bất kỳ lúc nào, giúp ứng phó kịp thời. Thời gian tới, ngành Y tế sẽ triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường các hoạt động giám sát tại khu vực cửa khẩu, cộng đồng. Đồng thời, phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh để nắm chắc tình hình bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nhập viện trong dịp Tết Nguyên đán và trong mùa lễ hội đầu năm để phát hiện sớm các ổ dịch và xử lý kịp thời.
Ông Phu nhấn mạnh, thời tiết mùa Đông - Xuân hiện nay là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát như sốt xuất huyết, Zika, cúm gia cầm, tay chân miệng... Đặc biệt, ông Phu cũng cảnh báo, ngoài các bệnh dịch dễ bùng phát trong thời điểm Đông – Xuân, các bệnh liên quan đến an toàn thực phẩm, ăn uống như cúm gia cầm H5N1, liên cầu lợn, ngộ độc rượu... cũng có nguy cơ lan rộng nếu người dân chủ quan.
Theo ông Phu, bệnh liên cầu lợn có xu hướng tăng vào thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán trong những năm gần đây một phần do đặc điểm dịch tễ là dịch bệnh trên đàn lợn nuôi di chuyển, bùng phát, lây lan nhiều hơn, dẫn đến virus lưu hành trên đàn lợn nuôi chiếm tỷ lệ cao hơn. Mặc dù bệnh có số bệnh nhân mắc không nhiều như các bệnh khác nhưng tỷ lệ ca nặng, tử vong lại rất cao.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân phải đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng (như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa...). Người dân nên ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Đặc biệt, phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết. Phụ nữ có thai tại vùng dịch và đi về từ vùng có dịch nếu có các triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn kịp thời...
Ngành Y tế cũng khuyến cáo người dân không ăn tiết canh, nội tạng heo và các sản phẩm từ thịt heo chưa được nấu chín, không sử dụng thịt heo có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề…Người bệnh khi có các biểu hiện như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ heo ốm, chết hoặc sản phẩm từ heo không bảo đảm vệ sinh… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Phương Anh
19:32 13/12/2024(Thanh tra) - Nhiều người bệnh ung thư giai đoạn cuối tại Việt Nam và Mỹ sẽ được thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418.
Chính Bình
11:00 13/12/2024Phương Anh
13:28 12/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Phương Anh
21:31 10/12/2024Phương Anh
08:10 09/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà