Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xin chữ đầu năm - nét đẹp văn hóa cần gìn giữ và phát huy

Chủ nhật, 14/02/2021 - 20:04

Xin chữ, cho chữ là một phong tục truyền thống đã có từ lâu mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt Nam. Đây là một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc.

Xin chữ đầu năm mới.

Sáng nay (14/2), ngày mùng 3 Tết Tân Sửu tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội nhiều người đã đến đây thắp hương, xin chữ đầu năm cầu may mắn, an lành… Khác với mọi năm, do tình hình dịch bệnh covid 19 đang có diễn biến phức tạp, nên những người xin chữ đều có ý chấp hành quy định 5K của các cơ quan chức năng và đều được đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn.

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”…

Đây là những câu thơ trong bài “Ông Đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên đã trở nên quen thuộc với bao thế hệ người Việt Nam, về một hình ảnh đẹp -hình ảnh thầy Đồ chờ cho chữ mỗi độ Tết đến xuân về. Từ xa xưa, chữ viết luôn được người dân Việt coi trọng và gìn giữ… Ngày xuân năm mới, đối với người Việt - là ngày khởi đầu tốt đẹp với mong muốn một năm mới vạn sự như ý, chính vì thế, ai ai cũng mong muốn bản thân, gia đình có được những điều tốt đẹp, khởi sắc hơn. Tục xin chữ - cho chữ, có lẽ bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng nét chữ đẹp, nên ngày xuân xin về, như xin một thứ phúc lộc may mắn, giỏi giang.

Chính vì lẽ đó, cứ mỗi độ xuân về, rất nhiều người đã có mặt từ rất sớm ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám để tham quan, thắp hương cầu tài, cầu đỗ đạt, cầu công danh sự nghiệp, và một việc làm không thể thiếu khi đến đây là xin chữ đầu năm. Mỗi người xin chữ theo mong muốn của mình nhưng tâm lý chung là cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, bình an, mạnh khỏe.

Người thi xin Chí để hy vọng năm 2021 đạt được những chí hướng, tâm nguyện mà mình đã ấp ủ từ bao lâu nay. Người thì xin chữ Đỗ với ước mong sẽ đạt được kết quả cao trong kỳ thi đại học sắp tới. Người xin chữ Thành trong mã đáo thành công với mong muốn năm nay mình sẽ đỗ vào trường cấp 3 trọng điểm.

Thầy đồ viết thư pháp.

Hình ảnh những ông đồ mặc áo dài, đội khăn đóng, bày “mực tàu giấy đỏ” vào mỗi độ xuân về- hiện diện trong không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành biểu tượng trong ngày Tết của dân tộc Việt Nam. Họ đã và đang cùng nhau khôi phục và gìn giữ một nét đẹp trong văn hoá người Việt – xin chữ đầu xuân. Vì vậy,  khoảng hơn chục năm nay, người Hà Nội đã quen với hình bóng các ông đồ mỗi dịp đầu xuân mới.

Thầy đồ Nguyễn Duy Đức, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Tâm Bút cho biết: "Cho chữ, xin chữ là truyền thống từ ngàn xưa, ông cha chúng ta vẫn có một cái tục lệ là đi xin chữ đầu năm để cầu cho sự may mắn, cầu cho ý nguyện của người xin chữ được thành công trong cuộc sống và đem lại niềm vui đem lại an lạc cho con người. Xin chữ này là hầu như ai cũng muốn và họ rất chú trọng việc này trong những dịp đầu năm mới".

Khác với mọi năm, năm nay do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, những người đến xin chữ đều được do thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn theo quy định của các cơ quan chức năng. Bà Tăng Thị Thu Hà, Tổng giám đốc Công ty Long Linh Việt Nam - đơn vị liên kết cùng với Văn Miếu Quốc Tử Giám tổ chức các hoạt động văn hóa cho biết, chủ đề Thư pháp của năm nay là “Đạt-Tài”, do đó Ban tổ chức cố gắng có những hoạt động mang chiều sâu về văn hóa.

Người đến xin chữ xếp hàng đúng khoảng cách.

Về không gian trang trí, năm nay Ban tổ chức tạo ra sự khác biệt là màu cờ đỏ sao vàng - đây là niềm tự hào dân tộc. Bởi nhìn lại một năm qua, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn, song vẫn đạt được nhiều thành tựu rất lớn, vì vậy, Ban Tổ chức muốn chuyển thông điệp về niềm tự hào dân tộc bằng việc sử dụng hình ảnh đèn lồng là cờ đỏ sao vàng  xung quanh khu vực  Hồ Văn.

Nét mới năm nay là xin chữ 5K, Ban tổ chức cũng cố gắng là tổ chức không gian giãn cách tốt nhất có thể, để du khách vừa có thể du xuân vừa vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống đầu năm là đến xin chữ ông đồ và đảm bảo được an toàn. Cho nên Ban tổ chức cũng đưa trang trí và không gian thì cũng rất là đẹp rồi. Thứ hai nữa là về khoảng cách đều được đảm bảo và có ghế ngồi để du khách bình tĩnh ngồi chờ các ông đồ,  giữa các bàn viết thì đều có tấm chắn để đảm bảo an toàn.

Ngày nay, việc xin chữ cũng không còn nặng nghi lễ như thuở xưa. Tuy nhiên, hình ảnh người viết câu đối, người viết lời chúc, người viết chữ…đủ các kiểu hành, chân, triện, lệ…đủ các chất liệu giấy, gỗ, trúc, tre…; người xếp hàng, ngồi ghế chờ đến lượt, trân trọng cầm tờ giấy còn ướt mực, ngắm nét chữ “phượng múa rồng bay” cũng đủ là một hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ ngày đầu xuân năm mới./.

Theo VOV.VN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm