Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 21/03/2011 - 14:02
(Thanh tra) - Ban Giám đốc 2 nhà máy nước Tân Hiệp và Thủ Đức từ đầu năm 2011 đã liên tục có văn bản cảnh báo tình trạng xâm nhập mặn nguồn nước sông Sài Gòn, sông Đồng Nai.
Mức nước sông La Ngà, nguồn cung cấp nước cho hồ Trị An đang xuống thấp do khô hạn
Báo động… mặn
Lo ngại về tình hình xâm nhập mặn từ phía hạ lưu nương theo các đợt triều cường sẽ lấn sâu vào các khu vực lấy nước của các nhà máy xử lý nước trên sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, ông Võ Quang Châu, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV đã cảnh báo: Dù chưa đến đỉnh điểm mùa khô (khoảng từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5) nhưng hiện tượng xâm nhập mặn đã ở mức báo động. Từ đầu năm đến nay, tình hình nhiễm mặn trên sông Sài Gòn diễn biến phức tạp, độ mặn có chiều hướng gia tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến trạm bơm nước thô Hòa Phú của nhà máy nước Tân Hiệp, nơi mỗi ngày cung cấp khoảng 300.000m3 nước sinh hoạt cho người dân TP. HCM.
Số liệu quan trắc trong hai tháng đầu năm 2011 cho thấy, có những thời điểm độ mặn tại trạm bơm Hòa Phú đã lên đến 270 mg/lít (tiêu chuẩn Việt Nam quy định độ mặn trong nguồn nước cấp sinh hoạt không vượt quá 250mg/lít). Điều đáng lo ngại là sau khi các hồ thủy lợi phía thượng nguồn như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An xả nước đẩy mặn thì độ mặn trong nước sông giảm xuống khoảng 100 mg/lít. Nhưng sau đó lại nhanh chóng tăng cao lên mức 258mg/lít.
Trong khi đó tại hai trạm bơm lấy nguồn nước sông Đồng Nai là trạm Hóa An và trạm bơm nước thô BOT Bình An cũng đang phải đối mặt với tình trạng độ mặn thường xuyên duy trì ở mức 250mg/lít. Cao điểm là có khi độ mặn còn tăng lên mức 1.000mg/lít làm cho hoạt động của trạm nước thô BOT Bình An phải ngừng hoạt động.
Cạn kiệt nguồn nước đẩy mặn
Để giảm bớt độ mặn trong nước sông, biện pháp thường xuyên được sử dụng là nhờ các hồ thủy lợi phía thượng nguồn xả nước để trung hòa độ mặn. Từ đầu năm đến nay, hồ Dầu Tiếng đã mở cửa xả nước 4 đợt với tổng khối lượng hơn 50 triệu m3 để giảm bớt lượng nước mặn cho hạ lưu sông Sài Gòn.
Tuy nhiên lượng nước của hồ Dầu Tiếng còn phải duy trì tưới tiêu thủy lợi cho hàng chục ngàn ha đất sản xuất rau màu của tỉnh Tây Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Trong điều kiện lượng nước tích trữ tại hồ Dầu Tiếng năm nay thấp hơn so với năm trước. Hiện trữ lượng nước còn lại trong hồ Dầu Tiếng tương đương 446 triệu m3 nhưng vừa phải phục vụ nhu cầu đẩy mặn vừa phải cung cấp nước cho thủy lợi đến tháng 07/2011. Việc liên tục xả nước đẩy mặn sông Sài Gòn đã khiến mực nước hồ Dầu Tiếng cạn dần từng ngày.
Ngày 14/03/2011, trả lời báo chí, ông Bùi Xuân Đại, Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hòa cho biết mức nước hồ Dầu Tiếng hiện tại thấp hơn năm trước 2,35m, chỉ cao hơn mực nước chết 3,2m. Nếu mưa muộn, hồ Dầu Tiếng sẽ khó đảm bảo đủ nước phục vụ tưới tiêu và đẩy mặn.
Còn trên hệ thống sông Đồng Nai tình hình cũng không khả quan hơn vì theo ông Nguyễn Văn Ngà, Trưởng phòng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản thuộc Sở TN-MT TP. Hồ Chí Minh cho biết, riêng trong năm 2010, mực nước trên sông Đồng Nai đã giảm 20cm. Điều này cho thấy trữ lượng nước sông đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do hệ sinh thái rừng hai bên bờ sông bị suy giảm dẫn đến trữ lượng nước ngầm bổ sung giảm.
Hồ Trị An, công trình thủy điện quan trọng của cả nước, lấy nước từ 2 nhánh sông Đồng Nai và La Ngà đổ về với lượng nước trữ khoảng 15 tỷ m3/năm. Đây là nguồn cung cấp nước ngọt vào mùa khô cho sông Đồng Nai để điều tiết chất lượng nước nhưng cũng đang trong tình trạng thiếu nước và cố gắng cầm cự cho đến tháng 04/2011.
Điều này đã được ông Nguyễn Kim Phúc, Giám đốc Công ty thuỷ điện Trị An cho biết: Dù chưa vào cao điểm của mùa khô nhưng mực nước tại hồ Trị An đã xuống rất thấp và sản lượng điện sản xuất chỉ còn khoảng 10% so với thời điểm bình thường. Mức nước trong hồ đã xuống mức 54 m, nghĩa là xấp xỉ ở mực nước chết. Nguyên nhân là năm 2010 vừa rồi, do lượng nước về hồ thuỷ điện Trị An quá thấp, cho nên lượng nước tích được của hồ Trị An hiện nay chỉ khoảng 500 triệu m3 nước, trong khi những năm trước đó phải tích được 2 tỷ m3 nước.
Trong khi đó, lượng nước phía thượng nguồn về hồ rất thấp, chỉ đạt khoảng 50 đến 60 m3/s. Với lượng nước ít ỏi này thì việc sản xuất điện của nhà máy chỉ cầm cự được đến khoảng hết tháng 4 năm nay. Ngoài ra, việc điều tiết nước giúp đẩy mặn phục vụ các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực TP. Hôồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn do mặn đã bị đẩy lên quá cao theo các đợt triều cường đầu mùa khô.
Đối mặt với thực tế trên, nhiều công ty cấp nước đã kiến nghị Công ty thuỷ điện Trị An tổ chức cuộc họp để báo rõ tình hình thực hiện trữ nước, kế hoạch triển khai cụ thể để tránh ảnh hưởng đến hoạt động lấy nước và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thuộc các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hữu Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương