Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 19/11/2012 - 06:26
(Thanh tra) - Là một giáo viên dạy Sử Địa, với niềm đam mê lịch sử và thích tìm hiểu, sưu tầm các đồ vật liên quan đến cuộc sống của người nông dân đồng bằng Bắc bộ xưa, cô Ngô Thị Khiếu, thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định) khi nghỉ hưu đã dồn hết tâm huyết của mình để dựng nên một bảo tàng về nông thôn ngay trên chính quê hương mình.
Cô giáo Ngô Thị Khiếu bên món đồ vật cô sưu tầm được
Sinh năm 1955, ở xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường, Nam Định, cô Ngô Thị Khiếu đã tốt nghiệp ĐH Sư phạm khoa Cấp 2 năm 1975. Cô tâm sự: Vì cả hai vợ chồng đều là giáo viên (chồng cô trước khi đi bộ đội cũng là giáo viên) nên trong nhà lúc nào cũng có rất nhiều sách.
Ban đầu, vợ chồng cô tìm mua các loại sách mới phục vụ cho việc giảng dạy, trong một dịp tình cờ biết được một số hiệu sách cũ và tìm được những cuốn sách rất hay thuộc tất cả các lĩnh vực, từ đó số sách trong “thư viện gia đình” cô ngày thêm nhiều. Trong đó có một lượng lớn sách cũ có giá trị do cô dày công tìm kiếm được.
Trong dịp được mời khánh thành Trường Mầm non Giao Thịnh, khi tham quan cơ sở vật chất của trường, thấy thư viện vừa bé, sách vở lại nghèo nàn, cô nảy ra ý tưởng mở một thư viện nhỏ cho học sinh bằng “gia tài” sách của mình để các em có chỗ học tập và có điều kiện đọc sách.
Từ ý tưởng đó, cô đã về bàn với chồng và đi đến quyết định mua lại 360m2 đất ruộng cạnh trường mầm non để mở thư viện.
Với ý định mở thư viện để phục vụ học sinh trong xã nên UBND xã Giao Thịnh ủng hộ nhiệt tình, kể cả UBND huyện. Biết được việc cô còn sưu tầm cả đồ cũ liên quan đến cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người nông dân xưa, mọi người đã động viên cô mở thêm một bảo tàng về các kỷ vật mà cô sưu tầm được. Nếu việc đó có thể thực hiện được thì sẽ là một việc làm vô cùng có ý nghĩa và mang tính nhân văn to lớn. Bởi xã hội ngày càng phát triển, chưa nói tới trẻ con thành thị, ngay đến trẻ con ở các vùng nông thôn cũng chưa hiểu biết được về cuộc sống của các thế hệ đi trước. Chính vì vậy, nếu bảo tàng được ra đời sẽ giúp cho các em có một điểm đến thực tế và hết sức thú vị, giúp các em có kiến thức sâu rộng, rõ ràng và chính xác nhất về cuộc sống của nông dân trong xã hội cũ.
Được mọi người khuyến khích, ủng hộ, đặc biệt là chồng, cô đã mạnh dạn thuê mảnh đất ruộng rộng gần 5.000m2 rồi làm dự án về khu quần thể mà cô vẫn hay gọi vui với mọi người là “Bảo tàng đồng nát nhà quê”.
Trong khuôn viên này, cô xây dựng năm mẫu nhà. Trong đó bốn mẫu nhà là mô hình thu nhỏ cuộc sống của các tầng lớp khác nhau: Bần nông, trung nông, địa chủ và cuộc sống của người dân sau hòa bình. Còn lại mẫu nhà thứ năm được xây dựng bốn tầng để làm thư viện và bảo tàng trưng bày “Kỷ vật chiến tranh, đồ nông cụ, lao động của nhà nông”.
Từ những manh nha, ý tưởng xây dựng bảo tàng lúa nước, đến nay bảo tàng của cô Khiếu đang trong quá trình hoàn thiện và dần hình thành sắc vóc. Dự kiến đến ngày 12/12/2012 cô Khiếu sẽ khánh thành bảo tàng giai đoạn một, cuối năm 2013 bảo tàng sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Hiền Dung
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương