Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 16/06/2012 - 14:43
(Thanh tra) - Có thể thấy, trẻ em hiện nay rất khổ khi phải học vì thành tích và sĩ diện của... bố mẹ. Thêm vào đó là học vì thành tích của giáo viên và nhà trường khiến trẻ đang "bị học" chứ không phải "được học".
Ông Lê Tiến Thành
Các chuyên gia tâm lý cảnh báo, việc ép trẻ học trước chương trình, học thêm quá nhiều đang là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tự kỷ và các căn bệnh về tâm lý, đặc biệt là đối với lứa tuổi học trò ở các thành phố lớn. Trao đổi với PV Báo Thanh tra về vấn đề này, ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho hay: Trẻ em hiện nay khổ vì học!
+ Nhiều phụ huynh ở Hà Nội biết rằng, cho con mình học trước chương trình là không tốt nhưng vẫn bắt buộc phải làm nếu không muốn con mình “trượt” vào lớp 1. Ông nghĩ sao về điều này?
- Đây là quan niệm sai lầm của các bậc phụ huynh. Theo quy định của Luật Giáo dục, tất cả trẻ em đến tuổi và đúng tuyến đều được học lớp 1 mà không phải trải qua bất kỳ một kỳ thi nào về kiến thức đối với các trường công lập. Kiến thức lớp 1 rất đơn giản, ngay cả trẻ em ở nông thông hay miền núi cũng học tốt thì không có lý do gì tại các thành phố lớn, nơi có điều kiện tốt về cơ sở vật chất lại “kêu” khó và phải cho các em đi học thêm, học trước chương trình mới theo được.
Tôi khẳng định, việc học thêm chỉ diễn ra phổ biến ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Đây là việc làm chạy theo tâm lý đám đông của các bậc làm cha mẹ chứ không phải do chương trình học quá tải.
+ Số lượng trẻ đi học sớm, học thêm diễn ra tại các thành phố lớn chiếm tỷ lệ không nhiều so với số lượng hơn 7 triệu trẻ đến tuổi học lớp 1 mỗi năm. Vậy trẻ đi học sớm thì có hơn gì trẻ không đi học trước hay không, thưa ông?
- Đi học trước ban đầu có hơn một chút, vì được tiếp xúc trước nên tưởng là được tốt hơn và có cảm nhận được xuất phát trước chứ không phải giỏi. Nhưng về lâu dài thì rất nguy hiểm vì trẻ bị quá sức, ảnh hưởng đến tâm lý và hại sức khỏe. Nếu kéo dài, sẽ nguy hại ở chỗ dở biết, dở không. Vì khi cô dạy thì cứ nghĩ mình biết rồi, đến một lúc nào đó hết vốn, trẻ vẫn đinh ninh biết rồi thì dễ mắc bệnh chủ quan. Số lượng trẻ học trước không nhiều nhưng lại là vấn đề khiến cả xã hội quan tâm vì hậu quả tiêu cực về mặt tinh thần của nó.
+ Nhiều chuyên gia tâm lý cảnh báo, sự quan tâm thái quá của các bậc phụ huynh là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh về tâm lý có chiều hướng gia tăng tại nhiều thành phố lớn hiện nay. Ông bình luận gì về lới cảnh báo trên?
- Hiện nay, sự quan tâm thái quá hoặc quá kỳ vọng vào con của cha mẹ đang trở thành một hiện tượng. Sự quan tâm của phụ huynh đến con là tốt, nhưng nếu thái quá thì lại gây sức ép và quá tải cho học sinh. Một nghịch lý hiện nay tại nước ta, trong khi các tỉnh miền núi, chính quyền địa phương ra sức động viên, tuyên truyền phải cho trẻ đến trường học đúng tuổi thì ở miền xuôi, việc học thêm, học trước chương trình lại đang trở thành vấn đề của xã hội! Chúng ta không cần thần đồng lớp 1, do học sớm, học trước. Chúng ta cần những trẻ em khỏe mạnh, hoạt bát, thông minh với một thời khóa biểu hợp lý, khoa học. Tôi rất đau đớn khi nhìn thấy những đứa trẻ bị bắt đi học sớm. Các em bị tước mất những tháng ngày hồn nhiên của tuổi thơ. Những con người không có tuổi thơ, tầm hồn cằn cỗi chắc chắn không đóng góp tích cực cho xã hội.
+ Chúng ta đã có chế tài nào xử phạt hành vi cho trẻ chưa đến tuổi học trước chương trình không, thưa ông?
- Luật Giáo dục quy định xử lý đối với những cơ sở giáo dục tổ chức học sai quy định, và với người dạy đứng ra tổ chức dạy thêm, dạy trước chương trình, nhưng chưa có mục nào xử lý các bậc phụ huynh. Thẩm quyền này do thanh tra xử lý khi phát hiện sai phạm. Còn về góc độ quản lý chuyên môn, chúng tôi chỉ đưa ra những lời khuyên, cảnh báo đối với các bậc phụ huynh để ngăn chặn vấn đề khi còn sớm.
+ Xin cảm ơn ông!
Minh Anh (ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà