Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 04/11/2012 - 06:53
(Thanh tra) - 1. Năm học mới 2012 - 2013 trôi qua chưa đầy hai tháng, đã có ít nhất hai cái chết thương tâm thức tỉnh cả xã hội.
Cháu Nguyễn Thị L, sinh năm 1997, học lớp 10 Trường THPT Tiền Phong, xã Mê Linh, Hà Nội và cháu Nguyễn Thị C.T, sinh năm 1998, học sinh lớp 9/6 Trường THCS Trung Lập, xã Trung Lập Thượng, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.
Chuyện bắt đầu từ các loại quỹ lớp mà nhà trường, thầy cô chủ nhiệm đặt ra, đã “vô tình” trở thành nguyên nhân của những câu chuyện thương tâm này. Khi mà các em được “tín nhiệm” giao giữ mấy trăm ngàn đồng của tập thể, đã vô tình đánh mất. Vì không có tiền đền, đã chọn cái chết để chứng minh sự trong sáng vốn có và hồn nhiên của mình.
Các em đã đột ngột ra đi, để lại bao tiếc thương cho gia đình, người thân, bạn bè và thầy cô từ cùng một suy nghĩ trẻ dại: Chọn cái chết để bảo vệ danh dự cho… mình. Và trước lúc ra đi, thậm chí, cháu Nguyễn Thị L. vẫn còn kịp bình tĩnh để viết những dòng trăn trối để lại cho bạn bè, rằng hãy cố học tốt để đừng phụ lòng thầy cô…
“Giá như giáo viên hiểu học trò sớm hơn, nắm bắt gia cảnh của từng em sớm hơn để có chia sẻ, góp ý với gia đình chắc sự tình đã không như vậy”, một trong hai hiệu trưởng nhà trường, nơi mà các em đang học làm người, đã chia sẻ. Một chia sẻ muộn màng, vô nghĩa? Nói muộn màng, vì thậm chí cô giáo dù biết cháu đã đánh mất tiền, vẫn cố ép bàn giao lại số tiền quỹ này.
Nỗi đau cho gia đình các em vẫn còn đó. Một ký ức buồn với bạn bè đồng trang lứa có lẽ cũng khó phai với thời gian.
Môi trường sư phạm căn bản là đào tạo kiến thức, dạy dỗ các cháu thành người. Trong lúc bố mẹ các cháu “gồng gánh” nhiều thứ một quỹ khác rồi, việc tạo ra thêm quỹ này quỹ nọ có là cần thiết? Việc để học sinh bị chi phối quá nhiều những chuyện xã hội trong môi trường học đường như hiện nay có là cần thiết?
2.Cùng là chuyện từ trường học: Mới hôm qua một cháu gái học lớp 5 của một trường tiểu học ở TP. Hồ Chí Minh kể rằng, bạn học Nh. Kh. đang đùa vui bỗng đượm buồn. Vốn là khi cô phát sổ liên lạc tháng 10, phần đánh giá tham gia phong trào, bạn Nh. Kh “được” đánh giá thiếu tích cực.
Vì sao? Từ đầu năm học đến nay chưa hơn hai tháng, mà các cháu được kêu gọi tham gia đến bốn phong trào: Búp măng non, Nụ cười hồng, Vì Trường Sa thân yêu, và Chương trình An toàn vệ sinh lớp học. Điều khó xử cho nhiều phụ huynh là mỗi phong trào được quy “giá sàn” là 50.000 đồng. Dòng chữ “thiếu tích cực” xuất hiện trong sổ liên lạc của cháu Nh. Kh. là vì cháu chỉ đóng góp có mỗi… 20.000.
Nhiều năm qua, cháu còn kể rằng, mỗi sáng các bạn cùng lớp còn góp mỗi bạn một nghìn đồng vào “hũ gạo tình thương” của lớp, số tiền được dùng hỗ trợ học phí hàng tháng cho các bạn nghèo trong lớp. Đó cũng là câu chuyện “1.000 cho nhân cách” báo Thanh tra đã từng có bài viết. Con gái tôi vẫn nhớ bạn Nh. Kh. là học sinh diện xóa đói giảm nghèo. Vậy mà cũng còn có người quên?
3.Cũng là chuyện từ trường học: Dựa trên ý tưởng “Ngân hàng thực phẩm - Food Bank” một hoạt động thiện nguyện đang thành công trên toàn cầu, với mong muốn đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng, bày tỏ sự quan tâm, chia sẽ của mình đối với những mảnh đời bất hạnh, những người có hoàn cảnh khó khăn, nhóm sáu học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đã thành lập nhóm Potential and Sociable Youth (PSY) và được bảo trợ bởi Tổ chức Sinh viên Quốc tế AIESEC, để triển khai dự án “Fill a Bowl, Feed a Heart”.
Với cách làm là tận dụng nguồn thức ăn còn sử dụng được nhưng có nguy cơ bị bỏ phí để giúp người có hoàn cảnh khó khăn, vừa giúp nâng cao ý thức cộng đồng. Dù dự án chỉ mới triển khai đợt đầu tiên tại Viện Bỏng Quốc gia và Viện Nhi Trung Ương Hà Nội, nhưng đã được nhiều người đón nhận. Và “khái niệm còn mới mẻ” đã nhanh chóng thu hút thêm khá nhiều thành viên là những học sinh cùng ý tưởng.
Ba câu chuyện từ mái trường với hoàn cảnh khác nhau, nhưng có thể thấy ở đó một cái gì đáng trân trọng. Tất cả là ý thức, là vinh dự xen lẫn những tự hào. Có thể nói, tất cả đang làm thức dậy một tinh thần trách nhiệm từ những mái đầu xanh…
Bút Chì
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang