Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 08/05/2018 - 10:44
(Thanh tra)- Hiện tượng học sinh (HS) bị áp lực học tập dẫn đến trầm cảm, phản ứng tiêu cực đang có chiều hướng gia tăng. Gần đây nhất vụ HS cấp 3 ở TP Hồ Chí Minh tự tử vì áp lực học hành đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các trường về việc cần thiết phải có tư vấn học đường (TVHĐ).
Áp lực học tập, stress trong cuộc sống... khiến HS rất cần được tư vấn tâm lý. Ảnh: HH
Thiếu cán bộ chuyên trách
Nhu cầu TVHĐ của HS đã trở nên cấp thiết, nhưng thực tế sự phát triển của các hoạt động này hiện nay ở nước ta vẫn chủ yếu mang tính… tự phát.
Theo tính toán sơ bộ của ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HS sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thì hiện nay chúng ta có 14.000 trường THCS và THPT, mỗi trường phải thành lập một tổ tư vấn tâm lý (5 người) thì 2 - 3 năm tới chúng ta phải có 70.000 cán bộ chuyên trách TVHĐ.
Tuy nhiên, con số trên khó thành hiện thực bởi theo TS Trần Anh Tuấn và PGS.TS Đặng Hoàng Minh - Trường Đại học (ĐH) Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), hiện cả nước mới chỉ có duy nhất Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đào tạo cử nhân tâm lý học đường với số lượng cho “ra lò” hàng năm rất khiêm tốn 100 chỉ tiêu. Tháng 8 tới đây, ĐH Giáo dục sẽ đào tạo thạc sĩ tham vấn học đường, nhưng quy mô cũng chỉ vài chục học viên.
“Mỗi trường phổ thông (30.000 trường tiểu học, THCS và THPT) và Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT chỉ cần một biên chế cử nhân TVHĐ thì chúng ta phải có 30.000 người. Với tình hình phát triển giáo dục và quy mô đào tạo nhân lực như hiện nay, ít nhất 100 năm nữa mới đáp ứng đủ 1/2 số trường học”, TS Trần Anh Tuấn và PGS.TS Đặng Hoàng Minh khẳng định.
Mỗi giáo viên chủ nhiệm phải là một nhà tâm lý
Để giải quyết bài toán trên, theo các chuyên gia trước mắt mỗi giáo viên chủ nhiệm phải là nhà tâm lý.
TS Trần Thành Nam - Trường ĐH Giáo dục chia sẻ: Ở nước ngoài, những người làm công tác tham vấn tâm lý học đường phải có bằng thạc sĩ trở lên và bắt buộc phải có chứng chỉ nghề nghiệp mới được hành nghề. Nhưng, với Việt Nam trong bối cảnh đang thiếu nguồn nhân lực rất khó áp dụng tiêu chuẩn này, nhiều trường đang phải sử dụng đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm.
Từ thực tế đó, TS Trần Thành Nam đề nghị, Bộ GD&ĐT huấn luyện những kỹ năng ban đầu cho giáo viên tại cơ sở - người gần gũi HS nhất để thực hiện hỗ trợ ban đầu cho các em.
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: Tư vấn tâm lý trong các trường học đang có nhu cầu rất lớn, nhưng lại đang bị… bỏ ngỏ. Để thực hiện thành công hoạt động này trước hết phải do hiệu trưởng có thấy cần thiết hay không.
Quan điểm của tôi cái đầu tiên phải tháo gỡ chính là đào tạo hiệu trưởng và chính họ phải nhận thức được sự cần thiết phải có tham vấn tâm lý học đường. Bên cạnh đó là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm - người tác động đến HS nhiều nhất, nhiều khi họ chính là nguyên nhân tạo nên áp lực cho học trò nên họ phải là người thay đổi trước.
“Các trường sư phạm cần trang bị kiến thức TVHĐ cho giáo viên. Về phía mỗi trường phổ thông, phát triển 1 - 2 cử nhân, thạc sỹ tâm lý học đường gắn với HS”, ông Lâm đề xuất.
Tổ TVHĐ ít nhất… 2 người
Thực tế ở các trường phổ thông hiện nay đã có nhiều trường thành lập Tổ TVHĐ và hoạt động hiệu quả.
Là trường dân lập nguồn nhân lực còn rất khó khăn, nhưng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) đã thành lập Tổ TVHĐ 15 năm nay. TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của TVHĐ nên 15 năm qua, nhà trường luôn bố trí 3 - 4 giáo viên làm tham vấn tâm lý học đường.
Tương tự, Trường THCS - THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) 2 năm nay cũng đã thành lập Tổ TVHĐ. Bà Lê Nguyên Hương, Phó Hiệu trưởng cho biết: Nhà trường bố trí 2 giáo viên có kinh nghiệm về tâm lý. Ngoài ra, mỗi giáo viên chủ nhiệm cũng là nhà tâm lý. Trường thường xuyên phối hợp với các nhà tâm lý ở các trường ĐH sư phạm, các chuyên gia tâm lý để giải quyết những vấn đề tâm lý phức tạp của HS.
Thực tế hiện nay các trường phổ thông ngoài công lập đã chú trọng đến hoạt động tư vấn tấm lý cho HS. Tuy nhiên, tại các trường công lập do khó khăn về kinh phí, thiếu đội ngũ giáo viên… nên hoạt động này còn khá mờ nhạt.
TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, trong thực tế điều kiện hiện nay mỗi trường phổ thông cần bố trí 2 giáo viên TVHĐ.
Còn theo bà Hương, các trường cần phối hợp với đoàn thanh niên và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, làm sao mỗi thầy cô giáo là 1 nhà tâm lý.
Thông tư 31/2017 của Bộ GD&ĐT đã quy định rất rõ, mỗi trường phải thành lập các tổ hỗ trợ tâm lý, trong đó, hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng sẽ đứng đầu tổ, cơ cấu chi cũng đã có (từ nguồn chi thường xuyên của nhà trường), những giáo viên tham gia sẽ được tính vào tiết giảng dạy để bù trừ cho các thầy cô.
Cơ chế đã có, việc còn lại là thực hiện của các trường như TS Nguyễn Tùng Lâm nói: “Quan trọng nhất là người hiệu trưởng có quyết tâm hay không?”.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tạo không khí thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước ra sức phấn đấu, cống hiến, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Ngày 13/12, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát động thi đua năm 2025.
Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.
Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Chính Bình
11:00 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý