Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 29/08/2011 - 16:33
(Thanh tra) - Sự học ở ấp vùng sâu Cây Xoài vốn dĩ đã bấp bênh vì tư tưởng “trọng nông - khinh chữ”, lại còn bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi mùa màng, thời vụ đồng áng mỗi năm...
Cô Đào trong giờ lên lớp
Năm nào trúng mùa, người dân tỏ ra hăng hái cho con em tới lớp. Năm nào mùa màng thất bát thì y rằng, giáo viên lại phải lặn lội đi vận động. Sự trớ trêu ấy âu cũng là điều dễ hiểu. Bởi, với người nông dân khi cái ăn chưa đủ no làm sao họ dám nghĩ đến chuyện học.
Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, nhờ hệ thống thủy nông được đầu tư, xây mới cung cấp đủ nước cho cánh đồng, nông dân Cây Xoài thâm canh, tăng vụ và liên tục trúng mùa.
Bên cạnh niềm vui được mùa, họ thêm phấn chấn khi các cô giáo ngoài thị trấn không quản khó nhọc, tận tâm lặn lội đường xa đến đây gieo mầm, ươm chữ.
Lóng ngóng đợi con trước sân, chị Nguyễn Thị Lành chất phát nói: “Nếu không có lớp học của các cô giáo Liên, Dương, Đào thì không biết con em nông dân ở đây xoay xở ra sao, khi hàng ngày phải đưa và đón tận ngoài thị trấn. Bởi, ngay khi có lớp học tại ấp Cây Xoài mà vợ chồng tui còn phải chật vật thay nhau đưa đón, nói gì đến chuyện cho tụi nhỏ ra ngoài thị trấn học. Không có lớp học nơi này, việc nghỉ học của hai đứa nhỏ là điều có thể khẳng định”.
Cảm thông với nhà nông ấp Cây Xoài chất phát, thật thà, bao thế hệ thầy cô giáo tiếp bước nhau về đây mở lớp. Theo bà Lê Thị Hồng, Trưởng ấp Cây Xoài, những năm 1990 chính quyền xã Tân An và Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện đã liên tiếp vào ấp mở lớp xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học cho con em nông dân. Lúc ấy, lớp học phải mượn nhà dân. Giáo viên là những thầy cô của Trường tiểu học Tân An, do Phòng Giáo dục huyện cử về và cả người dân giỏi chữ trong ấp, đứng ra giảng dạy. Những giáo viên này luôn 3 cùng với dân (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) như: Cô Lý, cô Quyên, thầy Vũ, thầy Cừ... và cả bà Hồng.
Bà Hồng cho hay, thấy giáo viên tận tình với con em mình trong việc dạy chữ, lương bổng lại thấp, các nông dân trong ấp đáp nghĩa bằng cách mượn nhà cho thầy cô ở, góp gạo để nuôi giáo viên, ra đồng cắt tranh dựng trường… Đến năm 2000, ấp Cây Xoài hình thành điểm lẻ của Trường tiểu học Tân An. Dù có điểm trường chính quy, nhưng giáo viên phải cật lực vận động mới huy động đủ 10 đến 15 học sinh/lớp.
Trong nhiều năm gắn bó với ấp Cây Xoài, cô Đồng Thị Đào thấu hiểu cái khó của nhà nông và của trường khi nhà trường phải tạm cắt lớp 4 và lớp 5 năm học này. Cô tâm sự, nông dân thì tiếc rẻ, lo lắng con em đi học xa. Nhà trường thì sợ các em bỏ học vì điều kiện đi lại khó khăn. Chính vì thế, nhiệm vụ của cô hiện nay phải liên tục bám lấy học sinh và phụ huynh để động viên.
Cô giáo Lê Đình Mường Liên thì lạc quan hơn, tin rằng sang năm nhà trường sẽ mở lại lớp 4, năm tiếp có lớp 5. Hoặc 3 năm nữa đương nhiên sẽ có lớp 4. Vì năm học này, lớp 1 của cô có đến 17 học sinh, sĩ số vào loại đông nhất so với các năm trước.
Mong ước của “cây đinh ba” ấp Cây Xoài hiện nay không gì lớn hơn việc mong cho nông dân nơi này liên tục trúng mùa để họ vui vẻ cho các em đi học, các cô hoàn thành nhiệm vụ dạy chữ, dạy người, khai sáng vùng đất bao năm cằn khô, khát chữ này. Ngồi chờ đón con, nông dân Lê Dũng tỉ tê rằng, ông rất quý các cô giáo ở đây. Nhờ các cô giáo mà con ông có điều kiện được học gần nhà. Vì vậy, ông có thời gian chăm bẵm mấy sào lúa, và năm nào cũng trúng mùa.
Sự học ở đây phần nhiều vẫn trông chờ vào các cô. Bởi không có các cô học sinh chắc chắn sẽ mãi sống trong cảnh tăm tối và mù chữ. Nghe những tâm sự rất thật của người nông dân suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời chúng tôi hiểu được vì sao họ quý mến các cô giáo đến vậy. Quý mến các cô không chỉ vì là những người đem lại ánh sáng và niềm tin vào tương lai cho lũ trẻ, mà cái chính là các cô đã mang lại cho họ tình yêu thương, sự chia sẻ ấm áp và gần gũi nhất.
Nhìn cảnh các em học sinh hớn hở với niềm vui được học chữ, phụ huynh nở nụ cười với những giáo viên cắm bản khi đến đón con. Chúng tôi tin, tin vào một tương lai với nhiều ước hẹn sẽ đến...
Nguyễn Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương