Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 01/07/2012 - 14:46
Chỉ còn vài ngày nữa là đến đợt 1 của kỳ thi Đại học, sĩ tử và phụ huynh bắt đầu đổ về Hà Nội để chuẩn bị dự thi. Dọc các tuyến đường gần bến xe, hàng trăm lượt xe nối đuôi nhau ra vào bến. Hành khách xuống bến đa phần là các sĩ tử và người nhà các tỉnh lên Hà Nội thi đại học.
Nhiều thí sinh và phụ huynh lên bến xe được sinh viên tình nguyện hướng dẫn giúp đỡ thông tin. (Ảnh: Xuân Dũng/Vietnam+)
Các bến xe tràn ngập màu áo xanh sinh viên tình nguyện trợ giúp thí sinh "lai kinh".
Đổ xô về kinh
Với tâm lý đi sớm cho khỏi tắc, lại có nhiều thời gian tìm chỗ trọ, từ 2, 3 ngày nay, nhiều phụ huynh đã đưa con về Hà Nội. Theo ghi nhận của phóng viên, tại các bến xe, thí sinh từ các tỉnh đã bắt đầu đổ về.
Tại các đường Phạm Hùng, Giải Phóng, rất đông các phương tiện nối đuôi nhau, xếp thành hàng dài, còi xe bấm inh ỏi, hàng loạt phương tiện chỉ biết đứng tại chỗ. Lượng phương tiện đổ xô về cùng ngày khiến các tuyến đường này rơi vào cảnh ùn tắc cục bộ.
Tại các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm, Lương Yên, lượng khách về các tỉnh cũng đông gấp nhiều lần ngày thường. Thí sinh kè kè ôm cặp sách trong khi các bậc phụ huynh tay xách nách mang đồ dùng cá nhân.
Tính trung bình, cứ một phút lại có xe mới vào bến. Mặc dù tần suất lớn như vậy nhưng do dòng xe đợi trả khách lớn bất thường khiến số xe phải nằm dài đợi ngoài bến kéo dài ra tận đầu đường Giải Phóng.
Lượng xe máy của người thân ra đón thí sinh tại các cổng bến xe tăng đột ngột so với ngày thường khiến tại hầu hết những điểm dừng đỗ đèn đỏ, dòng người phải ì ạch di chuyển mấy nhịp đèn mới thoát khỏi ùn tắc.
Khu vực đỗ xe thường ngày tại bến đã được mở rộng ra phía ngoài nhưng vẫn không “gánh” nổi lượng xe lớn đột biến ngày hôm nay.
Nhiều xe vào bến nhưng không có chỗ đậu phải nối đuôi nhau nằm dài trên con đường phía sau bến.
Phía cửa chính của bến, hàng ngàn người chen chúc, ai cũng rảo bước mong nhanh chóng thoát khỏi bể người chật như nêm.
Hai bên hông của bến xe Mỹ Đình, dòng xe khách ra vào kết hợp với la liệt xe máy đứng đợi người nhà khiến con đường nhỏ nơi đây kẹt cứng. Tiếng còi xe inh ỏi kết hợp cùng tiếng lái xe, phụ xe om sòm làm cả khu vực bến xe vô cùng nhốn nháo.
Ngồi ngay trước nhà bán vé bến xe Giáp Bát, mặt mệt mỏi sau chuyến hành trình dài từ Nông Cống (Thanh Hóa) ra Hà Nội thi đại học, em Nguyễn Thanh Giang cho biết, hai bố con em phải cố gắng lắm mới bắt được xe lên Hà Nội vì quá đông người. Nhà xe cũng tận dụng tối đa cơ hội để nhồi nhét tới 3 người vào hai ghế, kê thêm một hàng ghế nhựa dọc xe.
Kể về việc lều chõng lên thi, hai bố con Giang đã phải dậy từ 6 giờ sáng bắt xe. Từ tối qua, mẹ Giang đã chuẩn bị đồ đạc cũng như những vật dụng cần thiết như quạt, gạo, hòm sắt… để bố con có thể tạm trú mấy ngày trên thủ đô.
“Ở huyện vốn đã ít xe, người lên chỉ thấy học sinh và phụ huynh. Nhà xe cứ nêm người, chặt không nhích được nhưng chả ai dám kêu ca bởi không đi thì cũng hiếm xe sau,” Giang bộc bạch.
Vừa xuống xe tuyến Thái Bình-Hà Nội, bác Trần Trọng Thái cũng là một trong các phụ huynh có con thi đại học trong năm nay.
Vốn đã có kinh nghiệm đưa con đi thi hai lần, bác Thái cũng không thể tránh cảnh nhà xe “nhồi” khách.
“Năm ngoái đưa đưa đầu đi thi lên trước gần tuần cho đỡ đông. Năm nay bận việc nên sát ngày thi mới đi được, ai ngờ đông đến mức này, cả tuyến hầu như phải đứng vì không có chỗ ngồi. Phần lớn phụ huynh phải ngồi gế nhựa nhường chỗ cho các cháu để có sức khỏe ôn thi sau một hành trình dài và bỡ ngỡ lên thủ đô,” bác Thái chia sẻ.
Phía trong và ngoài bến, lượng hành khách đứng đợi xe buýt tràn ra cả lòng đường. Mỗi khi xe về bến, hành khách ào ào bước chân vội lên xe khiến khung cảnh chen lấn, xô đẩy càng nhốn nháo.
Lực lượng thanh niên sinh viên tình nguyện có một ngày làm việc vất vả để giúp đỡ sĩ tử. Cánh lái xe taxi, xe ôm, taxi “dù” chèo kéo khách mặc sức tung hoành.
"Cưỡi" máy bay "lai kinh"
Không dùng các phương tiện “truyền thống” như ôtô, tàu hỏa, một số sĩ tử còn dùng máy bay làm phương tiện vận chuyển đến Hà Nội.
Từ trên chiếc taxi ghé vào một nhà nghỉ gần trường Đại học Kiến trúc (Hà Nội), Nguyễn Bảo Linh cùng người nhà khệ nệ “vần” chiếc vali to uỳnh xuống xe. Linh bảo, đây là lần thứ 2 cậu từ Quảng Bình ra Hà Nội để thi đại học.
Linh kể, năm trước, cậu dùng tàu hỏa nhưng ra đến Hà Nội thì ốm nên không thể tập trung toàn lực vào kỳ thi. Kết quả là cậu phải ‘ôm mộng’ và nuôi quyết tâm ‘phục hận’ ở kỳ thi năm nay. Để bảo đảm sức khỏe cho con, gia đình Linh đã quyết định mua vé máy bay cho cậu “lai kinh ứng thí.”
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, anh Lê, lái xe của hãng Taxi Sông Nhuệ cho biết, trong hai ngày cuối tuần, anh đã đi được nhiều “cuốc” từ Sân bay Nội Bài, mà hành khách là các sinh sĩ tử cùng người thân.
Theo kinh nghiệm của mình, anh Lê cho hay so với mọi năm, năm nay nhiều sĩ tử đã lựa chọn đi máy bay nhằm bảo đảm sức khỏe và di chuyển nhanh.
“Nếu như năm trước, cả mùa thi có khi chúng tôi chỉ gặp vài trường hợp đi máy bay, thì năm nay số lượng tăng lên đáng kể. Thậm chí, có khách ở xa điểm thi khoảng 2 km còn xin số điện thoại, 'đặt hàng' tôi đến đón đưa trong những ngày thi cử,” anh Lê nói.
Dù lượng thí sinh đổ về đông và dồn dập nhưng công tác đón tiếp, hướng dẫn, giúp đỡ của các Đội sinh viên tình nguyện được thực hiện chu đáo. Hàng loạt dãy bàn tư vấn được xếp sắp chờ đón thí sinh được bố trí sẵn sàng, băng zôn khẩu hiệu bắt mắt.
Không chỉ vậy, những bóng áo xanh không quản ngại nắng mưa đi quanh bến xe tìm gặp những thí sinh và người nhà thí sinh để tư vấn trực tiếp và phát những bản đồ miễn phí, thậm chí chở xe ôm đến tận nơi trọ.
Phụ huynh và học sinh đều cảm thấy ấm lòng nơi từ lực lượng thanh niên tình nguyện, những hành động ấy là động lực tiếp sức giúp thí sinh tự tin và an tâm hơn trên hành trình theo đổi giấc mơ đại học của học sinh ngoại tỉnh.
(Theo Vietnam+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà