Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phải cách mạng cả ba khâu

Thứ hai, 02/04/2012 - 22:47

(Thanh tra)- Một trong những nguyên nhân gây cản trở lớn đối với sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cần phải thực hiện cuộc cách mạnh cả ba khâu: Đào tạo, tuyển dụng và sử dụng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, Bộ đang tiến hành xây dựng Đề án cải cách chế độ công vụ công chức để cải thiện chất lượng công chức, viên chức cũng như hiệu quả giải quyết công việc của khối cơ quan Nhà nước. Đề án có nhiều nội dung như đổi mới chất lượng thi tuyển công chức, xây dựng chính sách nhân tài, hình thành văn hóa từ chức với cán bộ… Đây là đề án lớn, là nhiệm vụ trọng tâm Bộ Nội vụ đề ra trong nhiệm kỳ này. Cùng với đó, Bộ đang xây dựng chiến lược tổng thể cải cách tiền lương 2012 - 2020 để bảo đảm xây dựng lộ trình lương tối thiểu cho CBCC và tiến tới chỉnh ngạch bậc cho phù hợp. Tuy nhiên, đây mới chỉ là định hướng, hiệu quả mang lại đến đâu còn phụ thuộc vào tính khả thi của Đề án và khả năng cũng như quyết tâm thực hiện.

Tính đến cuối năm 2011, cả nước có hơn 2,8 triệu CBCC viên chức và lực lượng vũ trang (chiếm hơn 3% tổng dân số). Còn nếu tính lực lượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách Nhà nước thì có khoảng 7,5 triệu người.

Trong khi, tỷ lệ CBCC ở Nga là 8,6%, Argentina 6,5%, Trung Quốc 2,8%... Như vậy, so với các nước số lượng CBCC viên chức chưa phải là quá nhiều. Tuy nhiên, chất lượng CBCC viên chức thời gian qua luôn là đề tài nóng từ trong nghị trường Quốc hội đến bên ngoài xã hội. Đánh giá khái quát của cơ quan có trách nhiệm là 30% cán bộ làm được việc, 30% phải cầm tay chỉ việc, hơn 30% còn lại cầm tay chỉ việc vẫn không biết làm. Đó là do khâu tuyển dụng có vấn đề, do chỉ dựa vào bằng cấp, chưa chú trọng năng lực thực sự.

Một đợt thi tuyển, nâng bậc, ngạch công chức sử dụng 1 đề thi cho cả trăm người, trong khi những người này sẽ được bố trí vào hàng trăm việc khác nhau. Gần đây, dẫu có tiến bộ hơn khi thi đầu vào đã thiết kế 1 môn kiến thức chung, 1 môn chuyên môn nghiệp vụ (tính hệ số 3) và ngoại ngữ, tin học, nhưng vẫn mang tính hình thức. Áp lực bằng cấp vô hình chung đã khiến cán bộ phải chạy điểm, chạy bằng, thuê thi, thuê học. Vụ cơ quan điều tra công an một số tỉnh phía Nam mới đây phát hiện 200 cán bộ sở thuê người học hộ, thi hộ. Đây không còn là hiện tượng cá biệt mà đã, đang xảy ra khá phổ biến ở các địa phương. Hệ quả là, bằng thật chất lượng giả đã được bổ sung vào hồ sơ để tuyển dụng, đề bạt bổ nhiệm cán bộ.

Điều nghiêm trọng là, học giả bằng thật, mua chức, mua quyền… đã khiến đội ngũ CBCC viên chức Nhà nước đông nhưng không mạnh, hiệu quả công tác kém, ảnh hưởng chung đến hoạt động của hệ thống bộ máy các cơ quan Nhà nước. Đáng nói, số CBCC viên chức chạy chọt để có chức, có quyền sẽ không tận tụy, trung thực với nhiệm vụ được giao mà tìm mọi cách để thu vén quyền lợi cho mình và gia đình bằng mọi giá. Đây cũng là cơ hội nảy sinh tham nhũng gây thiệt hại lớn cho nguồn lực, lợi ích của Nhà nước và nhân dân; làm xói mòn lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước và làm băng hoại đạo đức, văn hóa, lối sống.

Vì vậy, để xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC viên chức Nhà nước theo hướng “vừa hồng vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các chuyên gia cho rằng, cần phải kiên quyết thực hiện cách mạng cả ba khâu: Đào tạo, tuyển dụng và sử dụng. Theo đó, đào tạo phải gắn liền với sử dụng cán bộ. Việc sử dụng cán bộ, sử dụng người tài là yếu tố quan trọng, mang tầm định hướng và là “gốc” căn bản để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Bởi “cầu” nào sẽ có “cung” ấy. Đồng thời, cần phải có biện pháp kiên quyết để thanh lọc, đào thải những CBCC năng lực làm việc yếu kém, từ đó giúp bộ máy Nhà nước hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Trước mắt cần rà soát, đánh giá, sửa đổi những quy định không còn hợp lý, tiếp tục đẩy mạnh đề án cải cách hành chính, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong thi tuyển, đào tạo CBCC viên chức, gắn đào tạo với sử dụng. Đồng thời, xây dựng thí điểm chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút sinh viên về công tác tại cơ sở... Qua đó, vừa đáp ứng nguồn cán bộ cho địa phương, vừa để phát hiện, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ giỏi cho bộ máy cơ quan Nhà nước các cấp.


                   Anh Thái

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm