Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nguyện vọng cộng đồng

Chủ nhật, 09/09/2012 - 16:55

(Thanh tra) - Trong khuôn khổ tài trợ từ UNDP Việt Nam, Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa phát đi Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”.

“Tăng trưởng kiểu Việt Nam”, cụm từ được báo cáo nêu bật, và cho đó là nguyên nhân của bất ổn vĩ mô kéo dài, về nguy cơ thu hút FDI giảm, chi tiêu công dàn trải, kém hiệu quả... Theo đó, khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người Việt Nam thấp hơn, lại chịu thuế cao hơn so với Trung Quốc và Thái Lan. Với thu nhập 3.451 - 5.175 USD/năm, người Việt Nam bị áp thuế suất 10%. Trong khi tại Thái Lan, Trung Quốc, con số tương ứng lần lượt là 4.931 - 16.434 USD/năm và 3.801 - 9.500 USD/năm. Tương tự, mức thuế thu nhập doanh nghiệp 25% được áp dụng cố định, trong khi các nước áp dụng nhiều mức từ 2 - 30% cũng đang làm giảm khả năng tích lũy của doanh nghiệp và là nguyên nhân quan trọng khiến các doanh nghiệp phải chuyển giá.

Ngoài ra, Việt Nam còn nhiều khoản thuế cao như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu. Rồi doanh nghiệp còn phải trả các chi phí không chính thức cao… Báo cáo cho biết, tỷ lệ thu thuế/GDP ở Việt Nam hiện nay là cao, đã hạn chế khả năng tích lũy, làm giảm khả năng đầu tư... của khu vực tư nhân. Nó cũng khuyến khích gian lận thuế, như hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. 

Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách công và Quản lý - Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội Phạm Thế Anh cũng cho hay, trung bình trong 5 năm gần đây, tỷ lệ thu từ thuế và phí/GDP của Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia khoảng 15,5%, Philippines 13%, Indonesia 12,1% và của Ấn Độ chỉ là 7,8%; trong khi đó, trung bình giai đoạn 2007 - 2011, tổng thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam lên tới 29% GDP. Nếu chỉ tính thu từ thuế và phí thì con số này là 26,3% GDP. 

Nhìn vào cơ cấu thu, có thể thấy, tổng thu thuế và phí của Việt Nam chủ yếu đến từ ba nguồn chính, đó là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu cùng thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng nhập khẩu. Nhưng tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp giảm dần từ 36% giai đoạn 2006 - 2008 còn 28% giai đoạn 2009 - 2011. Sự phụ thuộc lớn vào thuế nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt có thể khiến thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn khi lộ trình cắt giảm thuế được thực hiện theo cam kết với WTO trong những năm tới.

Ngoài ra, hai nguồn thu quan trọng hiện nay là từ bán nhà sở hữu Nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất, dù đưa vào tính toán cán cân ngân sách có thể làm giảm mức độ tình trạng bội chi, nhưng cũng cần cảnh báo bản chất của nguồn thu này giống như việc một cá nhân bán tài sản đi để chi tiêu. “Khoản vay nợ của anh ta có thể giảm, nhưng tài sản của anh ta cũng giảm tương ứng, tức là anh ta đã nghèo đi”.

Trong lúc người dân gánh nặng thuế, phí, thì chi thường xuyên (tức chi cho bộ máy như trả lương, chi phí văn phòng, điện nước...) tăng từ 63,2% trong tổng chi ngân sách năm 2003 lên 71,7% trong năm 2010 và 75,4% trong năm 2011; trong khi chi đầu tư phát triển lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều và đang có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, sự cồng kềnh và chi tiêu tốn kém của bộ máy công quyền.

Cần có khảo sát sâu, rộng hơn nữa về khả năng chịu đựng các mức thuế mà cả người dân lẫn doanh nghiệp đang gánh. Vì thuế thể hiện đỉnh cao của việc quản trị một quốc gia. 

Thuế thu nhập doanh nghiệp 25% chưa phải là vấn đề cốt lõi, mà quan trọng là Nhà nước có chính sách tính thuế thế nào để doanh nghiệp còn đủ sức chịu đựng, khuyến khích doanh nghiệp phát triển, tái đầu tư. 

Nếu thu thuế cao, mà chỉ “nắm người có tóc” để thu thì Nhà nước vẫn thất thu. Việc tính thuế và thu thuế một cách công bằng, thu được thuế ở số đông với thang thuế phù hợp với quy mô, loại hình của từng doanh nghiệp là việc Nhà nước cần xem xét, nghiên cứu. 

Đó cũng là nguyện vọng của cộng đồng…

Bút Chì

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm