Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngành “hot” lại dễ thất nghiệp

Thứ năm, 10/05/2012 - 14:45

(Thanh tra)- Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định: 4 nhóm ngành Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa trong 5 - 7 năm nữa. Đâu là giải pháp cho vấn đề này?

Theo thống kê từ Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) từ năm 2009 - 2011, bốn nhóm ngành: Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kế toán, lượng hồ sơ đăng ký dự thi đại học (ĐH) chiếm xấp xỉ 41% trong tổng số hồ sơ các ngành và chiếm tới 38% chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, cao đẳng (CĐ) mỗi năm. Có đến 248/416 trường tuyển sinh 1 trong 4 nhóm ngành kể trên. Kết quả là, mỗi năm có tới 37% sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm, 57% sinh viên ra trường phải học thêm nghề khác. Năm 2012, Bộ GD-ĐT đã giảm chỉ tiêu tuyển sinh 4 nhóm ngành này từ 38% xuống còn 32% trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh cả nước. Tuy nhiên, việc giảm chỉ tiêu này xem ra khó thực hiện được khi mà việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ chỉ căn cứ trên tiêu chí tỷ lệ sinh viên/giảng viên cơ hữu và diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo chứ không tính đến vấn đề quy hoạch nguồn nhân lực.Biếu đồ nhân lực ngành “hot” trong tương lai Theo ông Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính, việc Bộ GD-ĐT giảm chỉ tiêu của 4 nhóm ngành này mỗi năm chỉ từ 5 - 10% không thể coi là giải pháp. “Khi phân bổ chỉ tiêu, Bộ GD-ĐT cần cân đối xem xét đến đầu ra của nhóm ngành nghề này trong vài năm tới. Nếu số lượng thí sinh thi vào các ngành này liên tục tăng như hiện này thì chắc chắn sẽ thừa nguồn nhân lực, Giám đốc Học viện Tài chính nhấn mạnh. “Hiện nay, mức lương của ngành Tài chính - Ngân hàng ở mức trung bình và cao so với thị trường chung. Tính ổn định công việc cũng cao dẫn tới xu hướng các sinh viên mới ra trường thích làm ngành Tài chính - Ngân hàng. Đó là lý do ngành này được gọi là ngành “hot””, ông Lê Huỳnh Hoa, Phó Giám đốc tuyển dụng Ngân hàng Techcombank (phía Nam) nói. Ở một khía cạnh khác, nhiều trường CĐ, ĐH đã bắt tay với doanh nghiệp để đào tạo sinh viên, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Những năm gần đây, Trường CĐ Nghề Việt Đức đã thực hiện tốt mô hình đào tạo gắn nhu cầu doanh nghiệp thông qua các hợp đồng đào tạo. 100% học sinh ra trường được các đơn vị sản xuất tiếp nhận vào làm việc có thu nhập ổn định. Năm 2011, trường đã đào tạo khoảng 1.000 lao động kỹ thuật thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện, gò hàn… cho Tập đoàn Formosa.Hay như, ĐH Công nghiệp Hà Nội thành lập Cty Đào tạo và Cung ứng nhân lực - HaUi, là cầu nối giữa doanh nghiệp sử dụng lao động với nhà trường. Tính đến nay, Cty đã giới thiệu việc làm cho khoảng 15.000 sinh viên. Riêng, trong tháng 3/2012, Cty đã phối hợp với Tập toàn Formosa tuyển chọn được 300 sinh viên năm cuối. Việc kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp hiện nay là một giải pháp vừa giúp các trường thu hút được sinh viên, vừa đáp ứng được nhu cầu lao động cho xã hội, tránh được hiện tượng thừa nhân lực 4 nhóm ngành đào tạo trên. Tuy nhiên, việc kết hợp đào tạo này chỉ là riêng lẻ, chưa được nhiều trường chú trọng. Vấn đề này cũng đặt ra câu hỏi: Liệu các trường đều làm được việc này và Nhà nước có chính sách khuyến khích như thế nào? Các DN khi nhận lao động có tay nghề được đào tạo tại các đơn vị thuộc Nhà nước có phải trả tiền đào tạo không?


Q.Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm