Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 06/05/2016 - 06:24
(Thanh tra) - Rất mừng khi nội các mới của Chính phủ thật sự quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN). Vì sao? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “DN nhỏ và vừa là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với công nhân nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5/2016. Ảnh: TL
Tính đến 31/12/2015 cả nước có 513.000 DN còn hoạt động trong tổng số 941.000 DN đã đăng ký từ năm 2000 đến thời điểm hết 2015. Trong 4 tháng đầu năm 2016, có 34.721 DN thành lập mới, nhưng cũng có 9.450 DN ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 40,5% so với cùng kỳ năm trước); 15.685 DN tạm ngừng hoạt động (chờ giải thể), tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý trong đó, có 92% là DN nhỏ và vừa (vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng), có 3.759 DN hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 15,7% so với cùng kỳ). Như vậy, sau hơn 4 năm nữa, Việt Nam phải phấn đấu đạt số lượng DN gấp 4 lần hiện nay.
Những con số trên cho thấy, DN Việt Nam đang đứng trước những thử thách “sinh tồn” nghiệt ngã. Đó là lý do toàn dân và Chính phủ luôn luôn chia sẻ với cộng đồng DN Việt. Vì sao Chính phủ đặt ra mục tiêu đạt 2 triệu DN vào năm 2020? Theo lộ trình có thể năm 2018, Việt Nam sẽ trở thành thành viên của TPP, nhưng để thực sự vững vàng vào sân chơi thì phải có độ trễ. Có nghĩa là đến năm 2020, Việt Nam mới đủ thực lực tự tin khi có đội ngũ DN hùng hậu 2 triệu. Số lượng nhiều nhưng phải khỏe.
Trong lộ trình đi tới, ta đang gặp khó: Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ, trong khi nguồn ODA giảm dần, thay vào đó là các khoản vốn vay nước ngoài với thời hạn ngắn nhưng lãi suất cao. Nguồn vay trong nước cũng gặp khó: Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc đạt kết quả thấp. “Sức khỏe” của DN ta đang như vậy, nhưng theo lộ trình của Khu vực mẫu dịch tự do Asean (AFTA), đến năm 2017, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ hoàn toàn. Hiện tại, cơ quan quản lý và cộng đồng DN Việt “hoảng” khi nhiều “gã khổng lồ” bán lẻ nước ngoài đã bước vào sân chơi Việt. Họ đã sở hữu các Trung tâm thương mại hoành tráng nhất cả nước như Metro, BigC, Lottemart, Parkson… Thị trường bán lẻ Việt Nam từ lâu được quốc tế đánh giá là thị trường tiềm năng. Do vậy, những gã khổng lồ bán lẻ từ Thái Lan, Mỹ, Nhật, Hàn… đã ào ạt tấn công. Trong khi các cơ quan chức năng và cộng đồng DN Việt lại thiếu tầm nhìn quy hoạch, thiếu chuyên nghiệp, thiếu liên kết, cho nên DN Việt “nghề” thì yếu, “vốn” thì mỏng, “thương hiệu” thì lạ hoắc nên khó “đánh đu” với những “gã khổng lồ” có trăm năm danh tiếng. Đó cũng là lý do DN Việt dễ bị chết yểu!
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến thực trạng đáng buồn trên là: Từ xưa tới nay, DN Việt chỉ quan tâm tới sản xuất mà xem nhẹ tiêu thụ; cơ quan quản lý thì tập trung cho xuất khẩu mà xem nhẹ phục vụ nội địa, rải “thảm đỏ” đón DN nước ngoài (FDI) mà chưa coi trọng DN nhỏ và vừa…
Rõ ràng, DN Việt đang gặp khó. Vậy, gỡ khó bằng cách nào? Trước thông tin có hơn 50% thị phần bán lẻ Việt Nam đã vào tay các nhà đầu tư ngoại, trong khi các cơ quan quản lý và DN Việt đang bối rối thì mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Công thương chủ trì tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật, sáp nhập mua bán lại DN FDI trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Đồng thời, Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ xem xét thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan, địa phương trong quản lý cấp phép bán lẻ của khối FDI trong thời gian qua.
Một lãnh đạo Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam chua chát nói: “Việt Nam có hơn 90 triệu dân, mất thị trường bán lẻ là mất sản xuất của hàng chục vạn DN. Nguy cơ hàng Việt Nam chất lượng cao chỉ về bán ở nông thôn”.
Điều mừng là từ Chính phủ đến các bộ, ban, ngành, DN đã có sự đồng thuận cao trong việc tìm giải pháp gỡ khó cho DN. Về mặt vĩ mô, Chính phủ sẽ tập trung xây dựng thể chế, tăng cường quản lý, giữ vững kỷ cương, đảm bảo dân chủ. Về phía ngân hàng, hàng loạt ngân hàng đã hạ lãi suất hỗ trợ DN từ 0,5% - 1%/năm. Về phía DN, luôn luôn ý thức được rằng, phải sản xuất hàng hóa có chất lượng tốt, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ và điều quan trọng là có giá cả hợp lý để người dân có sự so sánh với hàng ngoại. “Dùng hàng nội là yêu nước” nhưng chất lượng kém hơn mà giá cả bằng nhau thì cũng không ai chọn mua đâu. Đó là thông điệp sòng phẳng từ phía người tiêu dùng.
Hi vọng với sự nỗ lực từ nhiều phía, với tinh thần yêu nước và khởi nghiệp, mục tiêu 2 triệu DN trong năm 2020 sẽ là khả thi.
Thế Lữ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương