Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/09/2012 - 13:38
(Thanh tra)- Đặc sản của Tam Đảo là mây trời và ngọn su su. Mây luôn trong cảnh bị “bức dâm” còn du khách luôn bị “luộc” chín như ngọn su su trên bàn nhậu.
Những dải mây lành lặn, trinh nguyên chỉ sơ sẩy là bị xé toạc, bị đâm ngang bởi các khối nhà lòe loẹt đỏ, xanh... Ảnh D.Th.Tùng
“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”
Nếu leo lên 1 trong 3 ngọn núi cao là Thạch Bàn, Thiên Nhị, Phù Nghĩa nhìn xuống, sẽ thấy con đường dài 16 cây số dẫn lên thị trấn du lịch như sợi chỉ màu xám bạc. Ngót 100 năm - kể từ khi người Pháp cho xây dựng khu nghỉ dưỡng dưới chân 3 ngọn núi (Tam Đảo), con đường gần như không được mở rộng thêm.
Việc giữ nguyên trạng nền đường có từ đầu thế kỷ XX, thường xuyên tạo cảm giác mạnh cho du khách trong chặng đường lên (hoặc xuống) núi. Khi tài xế đánh tay lái tránh xe ngược chiều, nhiều du khách rơi vào trạng thái trán vã mồ hôi, sống lưng lạnh toát khi nhìn thấy một bên là rãnh cống không nắp đậy, còn bên kia là miệng vực hun hút.
Đường “bé tí teo” trong khi khách sạn, nhà hàng vuông thành sắc cạnh thi nhau mọc lên. Công cuộc xây dựng “mạnh ai nấy làm”, “đèn nhà ai nhà nấy rạng” đã khoác lên mình thị trấn vốn trầm tư trong sương khói này tấm áo chằng đụp trăm ngàn miếng vá sặc sỡ - xanh đỏ, trắng, vàng…
Không có mây trời giăng ngang đỉnh núi, Tam Đảo sẽ không còn là Tam Đảo. Nhưng, những dải mây lành lặn, trinh nguyên chỉ sơ sẩy là bị xé toạc, bị đâm ngang bởi các khối nhà lòe loẹt đỏ, xanh... Nhà cửa “bức dâm” mây, còn mây ngàn đời vẫn vậy, lãng đãng vô tình trong cái nhìn thờ ơ của các cấp quản lý và chuyên gia quy hoạch.
Mây là sản phẩm “văn hóa phi vật thể”, là nhu cầu tha thiết trong đời sống tinh thần của mọi người, nhưng ở Tam Đảo, khi có ai đó đem “vấn đề mây” ra bàn bạc đều bị gạt phăng đi bằng câu nói: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
“Luộc” khách như luộc ngọn su su
Các vườn su su ở Tam Đảo nở rộ từ cách đây hơn chục năm - khi một số cán bộ ở phía Nam ra giao lưu, dùng nó làm… rau giải rượu. Sự khoái khẩu lan nhanh và dần dà ngọn su su trở thành thứ rau đặc sản của Tam Đảo. Hầu như mọi người đi du lịch Tam Đảo đều mua ngọn su su về làm quà. Cung không đủ cầu, có lúc nhà vườn phải xuống tận Vĩnh Yên mua su su rồi chở ngược lên bán, nhưng du khách vẫn tưởng mình mua được ngọn rau nảy nở sinh sôi trong sương mù phố núi.
Tại thời điểm này, giá một bó ngọn su ở Tam Đảo dao động trên dưới 20.000 đồng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp khách mua phải trả đến 50.000 đồng, thậm chí nhiều hơn.
Sự đơn điệu về dịch vụ ở Tam Đảo khiến du khách đến đây buộc phải chấp nhận “hưởng thụ” sản phẩm không tương xứng với giá tiền. 1 bát bún lều phều vài lát thịt bò thái mỏng có lúc bị đẩy lên đến 100.000 đồng. Dạo chơi phố núi vào ban đêm, khách phải trả từ 10.000 - 20.000 đồng cho 1 bắp ngô nướng.
Có “làm giá” trước thì đĩa hoa quả thông thường trong quán karaoke cũng không dưới 300.000 đồng. Nhiều chàng trai đi với bạn gái, vì sĩ diện, không hỏi giá trước phải “méo mặt” móc đủ triệu đồng trả cho 1 giờ hát karaoke và khoảng… 500.000 đồng cho gói thịt trâu khô mỏng dính.
“Đừng sỹ diện hão” là câu nhắn nhủ của người từng 1 lần đi Tam Đảo cho bất cứ ai có ý định đến nơi này. Biết vậy, nhưng rất nhiều khách vẫn bị “luộc” chín như ngọn su su mỗi khi vào quán.
Ban đêm bị “luộc” đã đành, sáng tinh mơ vào quán cà phê, khách vẫn phải... ngơ ngẩn trả từ 100.000 - 200.000 đồng cho 1 quả dừa xiêm. Dịch vụ văn nghệ, đốt lửa trại ở Tam Đảo cũng là cơ hội lớn để chủ khách sạn có dịch vụ này “luộc” khách với giá cả được ví von “không biết nơi đâu là bến bờ”.
Rất ít người quay lại Tam Đảo lần thứ 2. Đây là lý do khiến lượng khách đến thị trấn du lịch này sụt giảm. Giao thông nguy hiểm, không gian sinh thái bị phá hỏng, dịch vụ nghèo nàn, giá cả bất hợp lý khiến các hãng lữ hành phải chọn địa chỉ khác để đưa khách đến thăm quan. Chỉ có trên dưới 200 lượt khách nước ngoài đến Tam Đảo hàng năm. Con số này không tương xứng với tầm vóc khu du lịch nổi tiếng được phát hiện đầu tiên vào thế kỷ XIX và chỉ cách Hà Nội chưa đầy 100km.
Dương Thanh Tùng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý