Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 16/05/2012 - 14:52
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các địa phương thiết lập các đường dây nóng, hòm thư công ở các cơ quan quản lý từ Trung ương đến cơ sở để nhân dân phản ánh, tố giác các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm.
Nghiêm cấm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi - Ảnh minh họa
Theo nhận định, hiện tình hình sử dụng chất cấm nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi hiện nay đã tạm thời được kiểm soát, không có thông báo mới về việc phát hiện các mẫu dương tính trong nước tiểu gia súc và trong các sản phẩm chăn nuôi. Người tiêu dùng đã quay trở lại dùng thịt lợn trong nước sản xuất, nhờ vậy, giá lợn hơi đang dần được khôi phục.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng cần triển khai phong trào tẩy chay chất cấm trong cộng đồng xã hội, thông qua việc ký cam kết giữa các tổ chức, cá nhân tham gia tất cả các công đoạn từ sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, người chăn nuôi, giết mổ, buôn bán thực phẩm với chính quyền cơ sở và cơ quan quản lý là không sử dụng chất cấm, không buôn bán sản phẩm chứa chất cấm và không bao che cho hành vi sử dụng, buôn bán chất cấm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định Việt Nam cấm hoàn toàn việc sử dụng các chất thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi, thú y.
Cũng để đánh giá đúng thực trạng của vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên phạm vi cả nước, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu các phòng thí nghiệm báo cáo nhanh kết quả nghiên cứu và phân tích chất cấm trong chăn nuôi trong các tháng đầu năm 2012.
Kết quả, trừ khu vực Đồng Nai ở thời điểm tháng 3/2012 có số mẫu phân tích dương tính khá cao còn lại ở các địa phương khác số lượng mẫu dương tính là không có hoặc rất ít.
Tại Đồng Nai, hiện toàn bộ hồ sơ của 11 hộ chăn nuôi vi phạm có kết quả dương tính trong thức ăn chăn nuôi hoặc nước tiểu vật nuôi đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển đến cơ quan công an xử lý và tiếp tục điều tra truy xuất nguồn gốc.
Chất cấm trong chăn nuôi mà dư luận đang quan tâm hiện nay có 3 chất chính là Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine thuộc nhóm Beta-agonist. Chúng có tác dụng làm giãn phế quản, điều khiển các chất dinh dưỡng hướng tới mô cơ, tăng quá trình sinh tổng hợp protein để tích lũy nạc và giảm sinh tổng hợp mỡ, giảm tích lũy mỡ trong cơ thể.
Nếu vật nuôi sử dụng nhiều và con người ăn phải các loại thực phẩm có chứa các chất trên thì có thể bị ngộ độc gây run cơ, đau tim, sẩy thai ở phụ nữ, trường hợp nặng có thể gây tử vong. Tất cả các nước trên thế giới đều không cho phép tồn tại hai chất Salbutamol, Clenbuterol trong thực phẩm, riêng Ractopamine thì Mỹ và 25 nước có cho phép tồn tại một giới hạn nhất định từ 10-50 ppb (phần tỷ) trong thực phẩm và được phép sử dụng có kiểm soát nghiêm ngặt trong chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt ở giai đoạn gần lúc xuất chuồng.
(Theo Chinhphu.vn)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hà Nội yêu cầu kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh có gia tăng chi phí cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Hải Hà
17:09 11/12/2024(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang