Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ sáu, 20/05/2022 - 16:16
(Thanh tra) - HĐND TP Hà Nội thống nhất chi khoảng 23.524 tỷ đồng làm 58,2km đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Dự kiến bố trí vốn và giải ngân các năm giai đoạn 2021 - 2025.
Hà Nội “chốt” chi hơn 23,5 nghìn tỷ đồng làm đường Vành đai 4. Ảnh: UBND TP Hà Nội
Ngày 20/5, HĐND TP Hà Nội khóa XVI tổ chức Kỳ họp thứ 5 để xem xét, quyết định chủ trương bố trí, cân đối vốn cho Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô theo kết luận tại Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Dự án đã được HĐND TP biểu quyết tại Kỳ họp thứ 2 (tháng 9/2021) nhất trí về chủ trương đầu tư và bổ sung dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của TP.
Đồng thời, tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 12/2021), HĐND TP tiếp tục đưa dự án vào danh mục các công trình trọng điểm của TP để tập trung chỉ đạo, điều hành.
Cam kết bảo đảm nguồn vốn thực hiện theo tiến độ
Trình bày tờ trình của UBND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn cho biết: Đây là dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.
Dự án có tổng chiều dài khoảng 112,8km, qua địa phận 3 tỉnh, TP: Hà Nội (dài khoảng 58,2km), Hưng Yên (dài khoảng 19,3km), Bắc Ninh (dài khoảng 25,6km) và tuyến nối khoảng 9,7km.
Điểm đầu: Khoảng Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội). Điểm cuối: khoảng Km40+500 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
Dự án được chia thành 3 nhóm dự án với 7 dự án thành phần. Trong đó, nhóm 1 với 3 dự án thành phần giải phóng mặt bằng ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên. Nhóm 2 với 3 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành trên địa bàn 3 địa phương. Nhóm 3 với một dự án thành phần đầu tư xây dựng cao tốc theo phương thức đối tác công tư loại hợp đồng BOT.
Dự án dự kiến có tổng mức đầu tư là 85.813 tỷ đồng, hoàn thành vào năm 2027.
Dự kiến, nguồn vốn từ ngân sách TP Hà Nội triển khai dự án là 23.524 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 là 19.477 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 4.047 tỷ đồng.
UBND TP cam kết đảm bảo nguồn vốn thực hiện theo tiến độ. Kế hoạch vốn bố trí hàng năm sẽ được UBND TP trình HĐND TP quyết nghị cụ thể trên cơ sở thủ tục, tiến độ triển khai thực hiện Dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo luật định.
Bồi thường minh bạch, để không xảy ra khiếu kiện
Phát biểu tại cuộc họp, Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh đánh giá, đây là công trình rất lớn trên địa bàn Thủ đô và Vùng Thủ đô. Về quy mô, tổng mức đầu tư có lẽ công trình này lớn nhất từ trước tới nay. Đây cũng là phiên họp lịch sử với Thủ đô về quyết nguồn vốn thực hiện dự án.
Ông Minh cho biết, huyện Thường Tín đang cố gắng phấn đấu để trở thành 1 quận của Thủ đô trong thời gian tới với định hướng phát triển du lịch, dịch vụ là mũi nhọn, nên rất mong dự án Vành đai 4 và các công trình cầu trong khu vực được đầu tư xứng tầm.
Theo ông Minh, hiện tại tỉnh Hưng Yên có xã Mễ Sở và tại huyện Thường Tín có xã Hồng Vân nhưng chưa có cầu kết nối mà mới có bến phà, đề nghị TP báo cáo Trung ương đặt tên cầu là Chí Nghĩa đưa vào ngay từ dự án.
Đại biểu Nguyễn Thành Nam (tổ đại biểu huyện Phú Xuyên) khẳng định, dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của TP Hà Nội và vùng Thủ đô.
Đại biểu đề nghị, TP chỉ đạo các cấp, địa phương áp dụng các chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư một cách thống nhất, minh bạch, đúng quy định để không xảy ra tình trạng khiếu kiện gây mất ổn định an ninh chính trị ảnh hưởng đến tiến độ triển khai.
Khẳng định dự án là tạo động lực để phát triển Thủ đô, đại biểu Vũ Mạnh Hải (huyện Thường Tín) đề nghị, trong quá trình thiết kế, nếu dự án có đi qua khu vực làng nghề có tỷ trọng kinh tế cao, tiềm năng phát triển du lịch, cần chú ý nhu cầu sử dụng của các làng nghề.
Khi thiết kế cầu trong dự án, ngoài chức năng giao thông, chú ý đến yếu tố thẩm mỹ, để biến các công trình cầu đường thành công trình văn hóa, điển hình như cầu Nhật Tân…
Sau thảo luận, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về chủ trương bố trí, cân đối vốn cho dự án là khoảng 23.524 tỷ đồng.
Dự kiến bố trí vốn và giải ngân các năm trong giai đoạn 2021 - 2025 theo kế hoạch cụ thể: Năm 2020 khoảng 100 tỷ đồng; năm 2023 khoảng 8.397 tỷ đồng; năm 2024 khoảng 5.955 tỷ đồng; năm 2025 khoảng 5.025 tỷ đồng.
HĐND TP Hà Nội thống nhất chủ trương, trong trường hợp tổng mức đầu tư của dự án thành phần do TP Hà Nội là cấp quyết định đầu tư và tổ chức thực hiện theo cơ chế được Quốc hội thông qua tại chủ trương đầu tư của dự án phải điều chỉnh tăng, thì phần vốn tăng thêm sẽ được xem xét bố trí từ nguồn vốn ngân sách TP.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) vừa quyết định trích 4,9 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi để triển khai chương trình xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2025. Mỗi căn nhà được hỗ trợ kinh phí 70 triệu đồng, giúp các hộ nghèo, gia đình chính sách có nơi ở ổn định và kiên cố hơn.
Ngọc Phó
10:36 22/11/2024(Thanh tra) - Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI - năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho 17 tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.
Lê Hữu Chính
08:59 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Phương Anh
21:05 21/11/2024Thái Hải
21:03 21/11/2024Hương Trà
19:24 21/11/2024Ngọc Phó
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Thanh Lương
Thái Hải
Thái Hải
LA
Phương Anh