Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Gỡ khó cho du lịch

Thứ ba, 16/06/2015 - 11:36

(Thanh tra) - Chính phủ đã đồng ý các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch như: Thành lập quỹ phát triển du lịch, mở rộng phạm vi miễn visa cho nhiều nước... Đây là những điều kiện mới, cơ hội mới thúc đẩy lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Một góc của Cát Bà, Hải Phòng. Ảnh: internet

Để thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, từ lâu, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đã thành lập quỹ xúc tiến thương mại hỗ trợ các trung tâm, tổ chức xúc tiến thương mại hoạt động ở trong nước và nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có quỹ xúc tiến đầu tư hỗ trợ cho nhịp cầu đầu tư từ nước ngoài và Việt Nam. Hoạt động quỹ xúc tiến đầu tư của hai bộ này rất hiệu quả, cụ thể có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam và khối này chiếm một tỉ trọng đáng ghi nhận (FDI chiếm 25% tổng đầu tư toàn xã hội, chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu cả nước và 14% ngân sách Nhà nước). Về hoạt động thương mại, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng luông luôn đạt được những kết quả ấn tượng.

Vậy mà mãi đến bây giờ, khi tình hình khách du lich quốc tế đến Việt Nam giảm sút nghiêm trọng thì ngành Du lịch mới hội kiến tìm giải pháp vực dậy. Đúng là “nước đến chân rồi mới nhảy”. Ngạn ngữ người Nga có câu “muộn còn hơn không”, rõ ràng quỹ hỗ trợ phát triển du lịch ra đời muộn hơn rất nhiều so với các quỹ khác, nhưng ta tin quỹ sẽ có tác động lớn đến thị trường du lịch.

Theo phương án đề xuất, gây quỹ từ các nguồn: Nhà nước và doanh nghiệp cùng đóng góp. Nhiều lãnh đạo các công ty du lịch đã nêu kiến nghị: Nên thuê các đối tác chuyên nghiệp từ nước ngoài quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam (sự kiện hang động Sơn Đòong ở Quảng Bình đã được một kênh truyền hình Mỹ giới thiệu, sau đó khách nước ngoài đến Sơn Đòong tăng đột biến). Đồng thời nên đầu tư bài bản vào hệ thống văn phòng, trung tâm khai thác thông tin đặt ở những nước có lượng khách truyền thống ổn định mà vẫn còn giàu tiềm năng. Nên phối hợp chặt chẽ với sứ quán, lãnh sứ quán ở các nước trên thế giới để khai thác thông tin.

Về chủ trương miễn visa, kinh nghiệm cho thấy hơn 10 năm về trước Việt Nam đã miễn visa cho khách Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhờ vậy khách Nhật tăng 2,43 lần, khách Hàn Quốc tăng 3,6 lần. Đến năm 2009, Việt Nam mới miễn visa cho khách Nga và lượng khách Nga tăng 7,45 lần. Đây là 3 quốc gia có lượng khách nhiều nhất đến Việt Nam bằng đường hàng không. Riêng năm 2014, nhóm khách từ 3 nước trên đến Việt Nam đạt 1,8 triệu lượt chiếm 23,6% tổng khách nước ngoài đến Việt Nam.

Việc tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho khách du lịch đến Việt Nam không chỉ có lợi cho ngành Du lịch mà là điều kiện để Việt Nam hội nhập sâu sắc với nhiều nước. Từ du lịch thăm thú họ sẽ hiểu thêm về đất nước con người Việt Nam, nảy sinh các ý định đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác. Kinh nghiệm từ nhiều năm qua cho thấy thông thoáng về mặt pháp lý là rất tốt, nhưng làm thế nào để họ đến với Việt Nam nhiều lần và lần sau họ đều muốn ở lại lâu hơn lần trước. Để đạt được mục tiêu này phải có sự phối hợp đồng bộ và quyết liệt của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương. Phải dẹp bỏ hoàn toàn nạn chèo kéo khách, thái độ ứng xử thiếu văn hóa, “chặt chém” về giá khi khách mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ đi lại, nhà ở... An toàn với du khách cũng là vấn đề quan trọng. Tình trạng cướp giật, lừa gạt cần phải xử nghiêm.

Về lợi thế và tiềm năng, Tổ chức Du lịch Thế giới đã dự báo: Du lịch sinh thái sẽ là xu thế của hoạt động du lịch trong thế kỉ này, đặc biệt là du lịch biển. Nước ta có 3.200km bờ biển. Một nửa chiều dài bờ biển ấm tắm được quanh năm.

Việt Nam hội nhập sâu sắc với các nước ASEAN trên nhiều lĩnh vực. Cuối năm nay, du lịch Việt Nam áp dụng thỏa thuận: Thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Theo đó, nhân viên trong ngành ở các nước trong khối hoàn toàn có thể đến Việt Nam làm việc. Đây là điều kiện để các nhân viên du lịch học hỏi kinh nghiệm, song cũng là môi trường cạnh tranh gay gắt. Nhân viên du lịch Việt Nam nếu không đủ tầm sẽ bị loại bỏ và thế chân vào đó là những nhân viên du lịch nước ngoài. Rõ ràng, nới lỏng visa và thành lập quỹ xúc tiến du lịch là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn.

Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm