Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giáo dục “ước đoán”

Thứ ba, 20/05/2014 - 09:04

(Thanh tra)- Đó là châm ngôn, cách nghĩ, lề lối làm việc tùy tiện, hay là “phịa” cho dân nghe theo kiểu phong trào? Cái việc cứ hô thật to, hét thật lớn, ai trả, ai định giá bao nhiêu cũng ừ, miễn là có lãi lớn, có tiền công thật là đáng trách!

Phát ngôn của bộ trưởng, của hệ thống lãnh đạo giáo dục về dự án chương trình đổi mới sách giáo khoa, trong thời gian qua, khiến nhiều người nghĩ: Mình có đang ở thời đại mù mờ về thông tin, nghèo nàn, lạc hậu thuở nào? Cái thời lãnh đạo nói thế nào cũng nghe, cũng tin sái cổ! 

Có một thời kỳ, chưa lâu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra con số hoành tráng: 70.000 tỷ đồng cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa… Dư luận cứ như chảo dầu sôi: Nào là tốn kém, phi giáo dục, nào là lãng phí, chỉ cần 100 tỷ, 1.000 tỷ đồng…

Lần này, Bộ nghiên cứu, thận trọng hơn, không đưa số liệu vào trình các lãnh đạo, khi phê duyệt dự án quan trọng nhất, quốc sách của nước nhà, mà chỉ báo cáo miệng: Giá bằng nửa dự án trước đây, khoảng 34 ngàn tỷ đồng… Dư luận như muốn phanh phui, nếu có tham nhũng thật trong lãnh đạo Bộ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng rạch ròi: Phê phán dự án, dự thảo chưa khoa học, chưa đáp ứng thực tiễn, chưa tổng kết, thống kê được gì… Bởi thế, Bộ trưởng đã nhanh chóng trình bày với báo giới như đã có “chiêu” sẵn: Đó là “ước đoán”, “khái toán” của các nhóm chuyên gia, chưa được lãnh đạo Bộ cho ý kiến! 

Vậy ai có quyền trình báo, phê duyệt báo cáo, số liệu trước khi đưa lên cấp trên? Hội đồng Quốc gia nào đã tuyển chọn các chuyên gia tập trung “ước đoán” làm nghèo đất nước, đưa nền giáo dục nước nhà đi vào chỗ lãng phí, không hiệu quả, không thực tế? Dư luận lại cho rằng: Thực chất người làm dự án, các giáo sư tâm huyết với giáo dục, người có công trình, bài viết được in thì “nhuận bút”, tiền công được thanh toán “rất bèo”… Vậy là, có chủ thầu, có thầu phụ, có kẻ chia chác lợi nhuận công trình, dự án “khủng” này, sau bao nhiêu lần, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính chưa phát hiện ra? Bao nhiêu câu hỏi dập dồn trên báo chí, bao nhiêu đơn thư tố cáo, phê phán, góp ý đến cơ quan thanh tra, lại quay về Bộ và không được trả lời thấu đáo vì có ai xem xét, kết luận gì đâu?...

Sự việc bàn cãi cả chục năm, giờ vẫn chưa có đáp số! Trong khi hơn 6 vạn học sinh, sinh viên phải bỏ ra cả “núi tiền” để ra nước ngoài, theo đòi nền văn minh thế giới vì trong nước: Giáo trình cũ, sách cũ, thí nghiệm cũ và thầy giáo cơ hàn của những năm xưa…

Chúng ta sẽ xây dựng đất nước ra sao nếu tiếp tục “ước đoán” tiền nong các bài dạy, trong khi nội dung nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thực tiễn và khoa học; còn lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ngồi rút kinh nghiệm sâu sắc? Bởi vì, trong quá trình biện bác, tranh luận công khai, dư luận mới thấy: Bộ chẳng đổi mới tý nào, chẳng có khái toán, ước đoán nào cả; lại còn giấu giấu diếm diếm hơn 34.000 tỷ nữa chưa công khai về tiền xây trường, trụ sở mới, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cấp giáo viên theo chương trình mới, kể cả tham quan học tập nước ngoài…. Vậy là chi phí cho toàn bộ chương trình đổi mới này chỉ có tăng (lên đến hơn 70.000 tỷ đồng), chưa hề có giảm. Cũng có thể, nếu giảm thì Bộ này cũng như một số bộ khác lấy đâu ra tham nhũng kiểu “ụ nổi” hay tảng băng chìm? Thật là rối bời, vì: Cơm áo đâu đùa với… các thầy được?


Trong khi, Bộ lúng túng: Vì không có tiền thì không thể mua tiên, không thể mua bài dạy đổi mới, không thể mua “công trình sáng tạo” của các nhà giáo dục vì tương lai con em chúng ta được; thì Giáo sư Ngô Bảo Châu có sáng kiến “ngàn vàng” không mua được, đó là: “Công bố hoàn toàn nội dung sách giáo khoa lên mạng”. Quả là tư duy khoa học và hiện đại! Vì “trên mạng”, với sự bảo trì, quản lý, Bộ có thể chỉnh lý, biên tập lại, tiếp thu sáng kiến, thu nạp bài dạy mẫu, kinh nghiệm quý báu của từng vùng miền, phát huy trí tuệ, tài năng Việt của các cơ quan, cơ sở nghiên cứu giảng dạy, giáo dục và đào tạo trong và ngoài nước… Và cơ bản là không tốn “tiền núi” của “quốc dân, đồng bào”, năm nào cũng như năm nào! Từ xưa, ai cũng nghĩ: Ở đâu cũng rất cần “một người lo”! Nhưng đến khi làm thì lại… khác?


Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm