Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dối trá còn nguy hiểm hơn bệnh thành tích

Thứ năm, 14/06/2012 - 06:21

(Thanh tra)- Đó là khẳng định của Nhà giáo ưu tú, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, TS. Nguyễn Tùng Lâm với PV Báo Thanh tra xung quanh kỳ thi tốt nghiệp THPT. TS. Lâm cho rằng, nếu kéo dài tình trạng thi cử như hiện nay, ngoài mối lo về bệnh thành tích, chúng ta lại đứng trước mối lo về bệnh dối trá.

Nhà giáo ưu tú, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, TS. Nguyễn Tùng Lâm

Nỗi lo bệnh dối trá
  
+ Năm đầu tiên 2007, Bộ GD-ĐT thực hiện “Hai không” thì tỷ lệ tốt nghiệp THPT giảm mạnh từ 94% xuống còn 66%. Tuy nhiên, từ đó đến nay tỷ lệ tốt nghiệp THPT lại tăng. Ông bình luận gì về hiện tượng này?

- Tôi và đồng nghiệp không quên những ngày tham gia coi thi và chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2007. Lần đầu tiên huy động hơn 6.000 thanh tra ủy quyền của Bộ GD-ĐT; giám thị ngồi sai quy định cũng bị nhắc hoặc đình chỉ coi thi. Kết quả kỳ thi năm đó, hơn 2.500 thí sinh bị đình chỉ thi. Thế nhưng đáng buồn là đến nay, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp lại tỷ lệ nghịch với ý thức của người coi thi và người đi thi.

+  Ông nghĩ sao về vai trò của lực lượng thanh tra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT?

- Đừng nghĩ năm nay Bộ ủy quyền ít thanh tra nên có nhiều tiêu cực. Thanh tra không thể kiểm soát hết được một hội đồng thi vì có đến mười mấy phòng thi. Nếu giám thị cố tình làm những việc gian dối thì khó có thể ngăn chặn được. Theo tôi, Bộ GD-ĐT cần xem xét có nên áp dụng công nghệ vào khâu giám sát coi thi như lắp camera tại các phòng thi. Làm như thế, lực lượng thanh tra chỉ cắm chốt ở phòng trung tâm, vừa đỡ phải huy động nhiều người mà vẫn giám sát được hết. Có camera, thí sinh thi ngay tại trường, giáo viên của trường coi thi trực tiếp nên đỡ tốn kém mà vẫn nghiêm túc.

+  Năm nào cũng có tiêu cực nghiêm trọng xảy ra, trong khi tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên cả nước luôn ở mức trên 95%. Theo ông có nên duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không?


- Tôi phản đối việc bỏ thi, đã đi học là phải có kiểm tra, phải thi. Tuy nhiên, hình thức thi tốt nghiệp như hiện nay cần phải sớm thay đổi. Nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ tốt nghiệp cao mà khẳng định trình độ học tập của học sinh được cải thiện tích cực; vô hình trung người lớn chúng ta đã kéo các em học sinh về hướng nói dối. Căn bệnh dối trá này còn nguy hiểm hơn cả bệnh thành tích.

Sản phẩm của giáo dục là nhân cách người học

+ Với kinh nghiệm 50 năm giảng dạy và lãnh đạo trong nghề giáo, theo ông gốc vấn đề cần giải quyết ở đây là gì?

- Theo tôi, trước tiên phải thay đổi 3 khâu: Chương trình học sách giáo khoa; cách dạy và học; ra đề kiểm tra.

Chương trình học của chúng ta hiện nay quá nặng về kiến thức hàm lâm. Sự phân bổ các môn học lại thiếu tính khoa học. Do đó, có tình trạng học sinh học rất vất vả nhưng kiến thức thu nhận được lại rất ít và luôn thụ động trước các kỳ thi. Tôi rất mong Bộ GD-ĐT cần sớm cải tiến chương trình học ngay từ bây giờ.

Đối với người học phải tự giác, chứ không phải học để đối phó với kỳ thi. Còn người dạy phải giúp học sinh có phương pháp chứ không phải chỉ là nhồi nhét kiến thức. Thầy giáo bây giờ toàn dạy lại trong sách giáo khoa, bắt học sinh làm nhiều bài tập, nhưng không tạo ra được năng lực mới cho học sinh.
    
Đề thi nên hỏi những nội dung để kiểm tra thí sinh hiểu bài. Có thể cho mang tài liệu vào phòng thi, nhưng thí sinh không hiểu bài cũng khó tìm ra chỗ để chép.
    
Song song cải tổ trong thi cử, thì lãnh đạo các địa phương không nên coi tỷ lệ phần trăm đỗ đạt trong giáo dục làm thành tích thi đua mà chú ý xem học trò học tập như thế nào. Cái chúng ta mong mỏi không phải học sinh đó có đỗ hay không đỗ mà là nhân cách của học sinh. Sản phẩm của giáo dục là nhân cách của người học, trong đó có kiến thức.

+ Xin cảm ơn ông!

Q.Minh (thực hiện)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm