Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đổi tên ngành học: Rộng cửa cho sinh viên chọn chương trình

Thứ ba, 01/03/2011 - 13:55

(Thanh tra)- Thực hiện Thông tư số 14/2010 ngày 27/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về việc ban hành danh mục GD-ĐT cấp IV trình độ cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH), nhiều trường đã điều chỉnh tên ngành học theo danh mục ngành nghề đã ban hành.

Như vậy, bắt đầu từ mùa tuyển sinh 2011 sẽ có rất nhiều tên ngành mới giúp thí sinh có thêm sự lựa chọn. Đồng thời, những sinh viên đang theo học tại các trường CĐ, ĐH sẽ có điều kiện học được nhiều chương trình đào tạo khác nhau trong thời gian ngắn.

Ông Lê Quốc Hạnh, Trưởng Phòng Đào tạo của ĐH Hà Nội cho biết, năm nay trường không tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin tiếng Nhật. Ngành Khoa học máy tính đổi tên thành ngành Công nghệ thông tin (bằng tiếng Anh).

Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội cũng đổi tên 7 ngành học. Cụ thể: Ngành Tin học đổi thành Công nghệ thông tin; Cơ khí chuyên dùng đổi thành Kĩ thuật cơ khí; Vô tuyến điện và Thông tin liên lạc đổi thành Kỹ thuật điện tử, truyền thông; Kỹ thuật An toàn giao thông đổi thành Công nghệ Kỹ thuật giao thông; chuyên ngành Điều khiển học kỹ thuật đổi thành Kỹ thuật điều khiển tự động hóa; Vận tải đổi thành Khai thác vận tải; Xây dựng công trình giao thông đổi thành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.

ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP HCM) gộp ngành Luật Kinh doanh, Luật Thương mại quốc tế, Luật Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán trong ngành chính là Luật Kinh tế.

ĐH Luật TP HCM đổi tên ngành Quản trị Luật thành Quản trị Kinh doanh.

Xét về lâu dài, quyết định đổi tên ngành học của Bộ GD-ĐT sẽ cho phép một ngành có nhiều chương trình đào tạo khác nhau, đồng nghĩa với việc rộng cửa cho sinh viên có thể song song học được 2 chương trình khác nhau. Ông Lâm Tường Thoại, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP HCM) dẫn chứng: Sinh viên sẽ được tốt nghiệp ngành chính là Luật Kinh tế, nhưng chuyên ngành luật Kinh doanh hay Luật Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán… đều được ghi rõ trong bảng điểm. Điều này sẽ có lợi cho sinh viên sau này khi muốn chuyển sang học một ngành dọc khác. Hay như tại ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), những sinh viên học năm thứ 2, bắt đầu từ năm học 2011, nếu có nguyện vọng sẽ được đăng kí học thêm một chương trình đào tạo thứ hai ngành Kinh tế Quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, ngành Du lịch của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân Văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) và ngành Luật học của Khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội). Sinh viên các ngành tiếng Nga, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn và Ả rập của trường được đăng kí học thêm chương trình đào tạo thứ hai là ngành tiếng Anh.

Tuy nhiên, hiện tại quy định này của Bộ GD-ĐT khiến nhiều sinh viên và nhà trường lo lắng. Ông Triệu Nam Hải, cán bộ Phòng Đào tạo, ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, đến nay Bộ GD-ĐT chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn xử lý đối với những khóa học đang đào tạo dở dang thì có thực hiện việc chuyển đổi hay không và chuyển đổi ra sao. Bằng tốt nghiệp của sinh viên tốt nghiệp các ngành không có trong danh mục, nhưng trước đây Bộ đã cho phép đào tạo thì sẽ ghi theo ngành đào tạo cũ hay mới? Phía nhà trường rất lúng túng xử lý vì các thắc mắc của sinh viên.

Trao đổi với báo giới về vấn đề này, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, hiện mã ngành đào tạo của nước ta có các cấp III, IV và cấp V. Từ trước đến nay, chúng ta đi quá sâu vào các chuyên ngành truyền thống của các nước Nga và Pháp. Trong khi thế giới có những ngành dọc giúp cho người học sau khi học xong sẽ tự chuyển đổi nhiều ngành nghề sau này. Việc chuyển đổi ngành học hiện nay như một bước chuẩn bị cho người học. Bộ chỉ quản lý mã ngành dọc, sau đó giao cho các trường tùy theo chương trình đào tạo của mình sẽ có những ngành mới, ngành riêng. Bộ cũng linh hoạt trong quy định, cụ thể, trong quá trình chuyển đổi có khó khăn chưa thể áp dụng theo mã ngành cấp III và cấp IV thì tiếp tục cho đào tạo ngành cũ hoặc cho thí điểm ngành mới. Khi nào việc đào tạo ổn định rồi thì sẽ bổ sung vào hệ thống mã ngành thuộc hệ thống mã ngành giáo dục quốc dân.

Minh Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm