Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Do ý thức của người dân?

Thứ sáu, 18/05/2012 - 08:51

(Thanh tra)- Chuyện phụ huynh xô đổ cổng trường khi mua đơn cho con dự thi vào trường thực nghiệm (Hà Nội) xảy ra vừa qua đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Liệu sự việc này có đơn thuần là do ý thức của người dân?

Hiện tại, trường thực nghiệm (Giảng Võ, Hà Nội) trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nên cơ cấu về nhân lực, tỷ lệ giáo viên (GV)/lớp hoàn toàn khác biệt so với trường công.

Nếu như ở trường công bình thường, thực hiện theo Thông tư 35, chỉ có 1,5 GV/lớp. Còn ở trường thực nghiệm, con số này là 1,9. Đáng chú ý, ở bậc tiểu học, trường đang thực hiện 2 chương trình song song đó là giáo dục đại trà và giáo dục công nghệ. Ngay ở bậc tiểu học, nhà trường đã áp dụng việc phân bộ môn giống như cấp THCS. Nghĩa là, mỗi GV chỉ phụ trách một lĩnh vực để chuyên sâu chứ không như ở trường tiểu học khác là phân thành GV văn hóa, xã hội, tự nhiên…

Sở dĩ trường được cơ chế như vậy bởi vừa thực hiện nhiệm vụ giáo dục vừa thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo sự chỉ đạo của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Thầy Lê Kim Xuân, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Điểm khác biệt nhất so với các trường khác đó là cách thức tổ chức hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, đội ngũ GV không tạo áp lực cho học sinh nên dẫn đến xóa sổ tình trạng dạy thêm học thêm”.

Có lẽ chính vì lý do mà thầy Xuân nói trên đã khiến nhiều phụ huynh muốn đăng ký cho con đi học ở đây. Chưa kể, GV dạy chương trình giáo dục công nghệ cũng tham gia vào giáo dục đại trà nên đã có sự lồng ghép, tạo cách học phong phú và hiệu quả hơn. Mặc dù 2 chương trình này có sự khác biệt, nhưng ở trường, GV toàn là những người học chuyên sâu, có trình độ cao… nên không khó để kết hợp.

Bên cạnh đó, trường thực nghiệm không chịu sức ép từ những con số thành tích. Chẳng phải chạy đua với ai để xếp hạng, chẳng có sức ép nào từ đơn vị quản lý về tỷ lệ khá, giỏi… Bởi điều quan trọng nhất ở đây đó là kết quả của sự… thử nghiệm. Trong khi đó, trường công, thậm chí là ngoài công lập, luôn chạy đua để nâng cao các chỉ số nhằm khẳng định thương hiệu của mình. Quan trọng hơn cả là có con số “đẹp” để báo đơn vị quản lý.

GS Hồ Ngọc Đại, "cha đẻ" của mô hình trường thực nghiệm bày tỏ: “Phụ huynh muốn chọn trường tốt cho con là điều tự nhiên. Khi chất lượng giáo dục giữa các trường còn có sự khác nhau quá xa, việc phụ huynh đổ xô vào những địa chỉ trường tốt nào đó, kể cả việc chấp nhận dầm mưa trắng đêm xếp hàng cũng là điều bình thường... Muốn giải quyết hiện tượng này một cách căn cơ, thì giáo dục phải thay đổi, kể cả trường thực nghiệm”.

Còn theo nhà giáo Phạm Toàn: “Không thể đổ lỗi cho ý thức của người dân. Nói phụ huynh không có ý thức là lập luận của những lãnh đạo không biết quản lí thì đổ cho dân. Khi xảy ra những chuyện tương tự là do người quản lí không có ý thức, không có năng lực, không biết điều hành chứ không phải là dân”.

Dư luận đặt câu hỏi: Tại sao mô hình hay như vậy lại không được nhân rộng ra?

Giải  thích điều này, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào  tạo) Lê Tiến Thành khẳng định: “Chương trình thực nghiệm không thể triển khai đại trà, bởi theo Luật Giáo dục, Việt Nam chỉ có một chương trình học và một chương trình sách giáo khoa hiện hành. Còn chương trình thực nghiệm chỉ mang tính thí nghiệm. Nơi nào có nhu cầu thí điểm mô hình thực nghiệm, Bộ rất khuyến khích”. 

 Ông Phan Văn Kha, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng: “Nhiều người nói nên học tập cách tuyển sinh của các trường nước ngoài, nhưng việc này rất khó. Văn hóa Việt Nam là văn hóa khoa cử, việc tìm ra phương thức tuyển sinh phù hợp là điều khó”.
       

Q.Minh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm