Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Diêm Vương cũng… khiếu nại!

Thứ tư, 02/05/2012 - 15:05

(Thanh tra) - Cơ quan chức năng liên tiếp bắt quả tang các vụ vận chuyển lòng, thịt heo, gà... thối với số lượng lớn. Lại còn có cả tin thịt thối đã vào tới tiệm nhậu, nhà hàng. Vậy là báo động rồi, khẩn cấp lắm rồi, thế nhưng Diêm Vương chúa âm phủ vì sao ới ới xin cứu hộ khẩn cấp?

Trong những ngày qua, dư luận đang rất quan tâm đến việc sau khi cơ quan chức năng truy tìm chiếc xe chở 2,2 tấn thịt thối lại phát hiện thêm 8,4 tấn thịt thối tại một nhà kho ở Bình Dương. Ngày 23/4, Công an thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương) cho biết, đang tiếp tục mời ông Nguyễn Hiệp Hương lên làm rõ về số lượng hơn 8,4 tấn chân bò và chân heo thối được phát hiện trong cơ sở kinh doanh trái phép của ông. Tuy nhiên, việc gửi giấy mời cho ông Hương đang gặp khó khăn, vì ông này khai không có chỗ ở cố định (đi nhiều nơi để thu mua phụ phẩm heo, trâu, bò...). Về nghi vấn 2,2 tấn chân trâu, bò thối được “giải cứu” từ hố tiêu hủy ở Đồng Nai, được xe đông lạnh do tài xế Nguyễn Văn Hoàn chở vào kho của mình, ông Hương không thừa nhận dù thịt thối bị phát hiện ngay tại kho của ông. Báo chí đã cung cấp đầy đủ tên tuổi cũng như biển số chiếc xe đã “giải cứu”, nhưng đến nay cơ quan điều tra chưa triệu tập tài xế này.

Trong khi cứ “xìu xìu ển ển” lửng lơ cá vàng như vậy thì mức phạt hành chính lại trắc trở như bà già leo ruộng bậc thang! Hiện nay, theo quy định của ngành Thú y, các hình phạt đối với chủ lô hàng như: Phạt tiền, tiêu hủy số hàng bị tịch thu. Mức độ phạt tiền thấp nhất là 150.000 đồng và cao nhất là 50 triệu đồng. Thế nhưng chỉ có UBND huyện hoặc cấp sở mới có đủ thẩm quyền xử phạt đến 20 triệu đồng. Còn phạt đến mức 40 triệu đồng là thuộc thẩm quyền UBND tỉnh hoặc thành phố. Riêng mức phạt 50 triệu thì phải cần đến chữ ký của cấp bộ trưởng…

Đó, Diêm Vương la cầu cứu hai điều. Một là, Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 01/7/2011, nhưng, theo Diêm Vương, đến nay Luật vẫn chưa thể đi vào cuộc sống. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân vẫn phải “chờ” hướng dẫn của Chính phủ và của các cơ quan hữu quan. Hai là, Diêm Vương khiếu nại: Theo Điều 244 Bộ luật hình sự, để xử lý hình sự được người chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm thì điều kiện là phải có hậu quả… thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Cứ như hiện trạng xử lý thì đất âm phủ rất khan hiếm không có chỗ nào để xây “khu tái định cư” cho các oan hồn ăn phải thịt, lòng, chân thối! Diêm vương nói, không chừng âm phủ đành phải trả oan hồn về cho dương thế!

            Ziczac

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm