Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 23/07/2012 - 14:58
(Thanh tra) - Bộ Xây dựng vừa trình Ban cán sự Đảng Chính phủ đề xuất thành lập Tổng cục Nhà ở và Thị trường bất động sản.
Sự ra đời của Tổng cục Nhà ở và Thị trường bất động sản sẽ đáp ứng kịp thời sự chỉ đạo thống nhất với những đề án mang tính quốc gia
Hiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về các lĩnh vực nhà ở, công sở và thị trường bất động sản (BĐS) trực thuộc Bộ Xây dựng là Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, mặc dù đã rất nỗ lực nghiên cứu, tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này và đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng mô hình cấp Cục không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi rất lớn.
Với chức năng quản lý Nhà nước về nhà ở và thị trường BĐS hiện nay, Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây dựng hiện đang phải đảm nhiệm từ việc nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách... đến chỉ đạo triển khai các chiến lược, chương trình và đề án cấp quốc gia; đồng thời tổ chức quản lý và thực hiện các dịch vụ công ích, cho đến công tác quản trị nội bộ, quản lý quỹ nhà ở công vụ.
Theo đó, mô hình cấp Cục cũng làm hạn chế vai trò vị thế của đơn vị trong việc hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai những chương trình, đề án cấp quốc gia về nhà ở cũng như quản lý thị trường BĐS, một loại thị trường đặc thù, có tính liên thông cao với các loại thị trường khác và tác động đến nền kinh tế.
Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới đặc biệt coi trọng lĩnh vực nhà ở; trong đó, một số nước có cả Bộ Nhà ở, hoặc cơ quan quản lý nhà ở cấp Tổng cục trực thuộc Chính phủ.
Theo đề xuất của Bộ Xây dựng, việc thành lập Tổng cục Nhà ở và Thị trường bất động sản hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định, cụ thể là có đối tượng quản lý Nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội.
Cùng đó, nhà ở, công sở, BĐS là những lĩnh vực cần có có sự quản lý tập trung, thống nhất ở Trung ương, không thể phân cấp toàn bộ cho địa phương bởi nó có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực quan trọng khác như tài chính, tín dụng, đất đai, thuế... Do đó, càng cần có sự quản lý thống nhất của cơ quan trung ương từ khâu hoạch định chính sách đến việc tổ chức triển khai thực hiện.
Đặc biệt, với những đề án mang tính quốc gia càng đòi hỏi có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, có cơ quan đóng vai trò “nhạc trưởng” trong quá trình tổ chức, chỉ đạo, điều hành nhằm đảm bảo nhất quán khi triển khai thực hiện; đồng thời đảm bảo cân đối, hài hòa lợi ích giữa các vùng miền và địa phương.
Sơn Kỳ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý