Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đầu xuôi, đuôi vướng!

Thứ sáu, 14/08/2015 - 06:20

(Thanh tra)- Kỳ thi 2 trong 1 khởi đầu được đón nhận với hy vọng: Tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cho ngành Giáo dục, phụ huynh và đỡ căng thẳng cho thí sinh; thí sinh điểm cao được vào trường mình mong muốn. Tuy nhiên, khi có kết quả rồi thì việc xét tuyển gặp ngay trở ngại lớn mà Bộ Giáo dục & Đào tạo phải thừa nhận là không lường trước được.

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)

Cả thí sinh và phụ huynh đều phải chịu áp lực cực lớn trong 20 ngày của tuyển sinh đợt 1. Trong 13 ngày đầu, ngay cả những thí sinh điểm cao cũng “rón rén” nộp phiếu điểm vào các trường: Bách khoa, Ngoại thương và Y... Những thí sinh đạt điểm cao còn chưa đủ tự tin như thế, thì ở những trường top dưới tâm lý thí sinh còn run hơn nhiều bởi số lượng thí sinh dồn vào các trường top trung chiếm phần đa.

Mặt khác, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình cũng khác nhau, không phải nhà nào cũng có mạng Internet để con em mình truy cập, theo dõi diễn biến tuyển sinh. Do vậy, nhiều thí sinh vùng sâu, vùng xa phải ra phố huyện nơi có dịch vụ Internet để có thông tin.

Không ít phụ huynh và thí sinh từ nhiều vùng quê khác nhau phải khăn gói đến tận trường để nộp phiếu điểm. Có điều, rất nhiều trường hợp vừa nộp xong 1 ngày phải rút ngay để chuyển sang trường khác vì con em bị loại khỏi danh sách trúng tuyển tạm thời.

Điệp khúc “khắc nhập, khắc xuất” phiếu điểm lặp lại với tần số cao ở những trường danh tiếng. Vì vậy, nhiều phụ huynh và thí sinh uể oải, mệt mỏi về tâm lý, tốn kém về tiền bạc và mất nhiều thời gian cho việc nộp và rút hồ sơ. Cuộc chạy đua này kéo thêm rất nhiều người thân, bạn bè vào cuộc để nhờ tư vấn hoặc có thêm thông tin ở trường mà các thí sinh xét tuyển.

Từ thực tế trên cho thấy: Mục tiêu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra đã không thực hiện được. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, đây là đợt thi - xét tuyển - tốn kém nhất trong lịch sử tuyển sinh của Việt Nam cả về thời gian, tiền bạc và số lượng người tham gia.

Cũng có những ý kiến cho rằng, cách xét tuyển hiện tại tạo điều kiện cho thí sinh đạt điểm cao thoải mái chọn trường, chọn ngành theo nguyện vọng, khắc phục được những hạn chế trước đây. Chẳng hạn, để chắc ăn nhiều thí sinh chọn thi vào trường hạng trung, đến khi đạt điểm cao lại hối tiếc vì không chọn vào trường top đầu mình mong muốn.

Về phía các trường đại học, với phương pháp xét tuyển này thí sinh là đối tượng khách quan và chính xác nhất đánh giá chất lượng, uy tín của các trường.

Có những ý kiến cho rằng, do không đạt được các mục tiêu cơ bản, cho nên năm sau phải thay đổi cách xét tuyển.

Song cũng có ý kiến vẫn tiếp tục giữ cách xét tuyển hiện tại nhưng cần đổi mới: Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tôn trọng quyền tự chủ tuyển sinh của các trường, không can thiệp sâu như hiện tại với việc thực thi những quy định cứng nhắc về xét tuyển. Như vậy, đầu đã xuôi và đuôi sẽ lọt!

Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm