Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 03/10/2013 - 09:24
(Thanh tra)- Trong chiến tranh, cần tránh trước hết là thương vong cho dân thường, đặc biệt là trẻ em, người già. Quốc tế cũng rất coi trọng việc bảo vệ này. Nước ta, chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước đã gần 40 năm. Nhiều thế hệ thanh niên, chỉ nhìn thấy chiến trận qua màn ảnh nhỏ, qua sách vở. Hòa bình, no ấm, tươi vui, hạnh phúc ngỡ như tràn ngập mỗi ngôi nhà, xóm thôn, làng bản.
Vậy mà gần đây, các phương tiện thông tin lại thông báo về “trận đánh lớn” trong giáo dục và đào tạo do chính Bộ trưởng Phạm Vũ Luận làm “Tư lệnh”.
Quả là một thông tin sốt dẻo, nóng ran dư luận. Vì khoảng 30 năm lại đây, giáo dục thấy có nhiều biến động, nhiều hô hào, nhiều dự kiến đổi mới, nhiều nhập tách các trường, nhiều dự án về loại hình trường lớp, công tư, cả về bằng cấp, học hàm, học vị, nhiều vụ đòi thay đổi sách giáo khoa, nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra “hút hồn” dư luận, năm nào cũng có, và… rơi vào quên lãng. Cứ như khuấy động cho vui, thiếu bài bản, xương cốt, theo kiểu “tân quan, tân chính sách”!
Nay thì khác, Bộ đã xin ý kiến những giáo sư đầu ngành, quan trọng, sẽ xin ý kiến cấp cao nhất nữa. Vậy là, lại có “quốc sách” mới đây? Nhưng quốc sách này làm dư luận không khỏi băn khoăn, lo lắng vì như kiểu “đánh nhau to đến nơi”, giặc nào đây, vũ khí trang bị ra sao, tiến hướng nào, ẩn nấp ra sao? Chưa hề công bố, chỉ thấy Bộ trưởng trả lời phỏng vấn: “Tôi coi đổi mới giáo dục lần này là “trận đánh lớn””. Vậy có cần hát: Đây là trận cuối cùng và sẽ là xã hội tương lai…
Nghe thêm, đã bắt đầu thấy không khí nghiêm trang của trận tiền: “Bước vào trận đánh, từ tướng lĩnh đến binh lính phải quyết tâm, tin vào chiến thắng, sẵn sàng trả giá. Tôi coi thực hiện đề án đổi mới giáo dục lần này là một trận đánh lớn” - Bộ trưởng điềm nhiên nói.
Quả là làm tướng có khác! Không hề nhắc đến học sinh, phụ huynh, thầy giáo, nhà trường… Vậy thì gay to rồi, nếu có chiến trận thì chắc chắn phải sơ tán các cháu, tương lai của nước nhà! Cả những người già nữa, kho kinh nghiệm quý của quốc gia!
Đang phân vân, lại nghe nói: Chỉ độ 1% lãnh đạo, cán bộ công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Thế vẫn còn ít hơn số học sinh trượt tốt nghiệp phổ thông! Nghe đâu nếu rà lại thì đến một phần ba không làm được việc, hoặc không có việc làm, do tuyển dụng yếu kém. Vậy là tham nhũng đã ăn sâu vào khâu đào tạo, vào cả tổ chức cán bộ. Lãnh đạo, trước đây, còn coi tham nhũng là giặc nội xâm, quyết tâm trừ diệt vì nó làm tha hóa con người, tha hóa bộ máy, làm giảm lòng tin và ước nguyện. Nhưng nay, nó tràn lan đến cơ sở như ghẻ ruồi, sờ đâu ngứa đó, tức lắm nhưng chưa tìm được thuốc chữa hiệu nghiệm, nên cũng nín lặng, lén gãi cho đẹp mặt.
Dân gian thì cho rằng: Nếu chỉ là bệnh ngoài da thì chữa chẳng khó. Bôi thuốc một, hai lần là khỏi. Ung nhọt cắt bỏ mới đau, mới cần dũng khí, phương tiện y học hiện đại, thuốc gây mê… Nhưng với ghẻ ruồi thì người già, người về hưu không đáng lo ngại vì da dày, sạch sẽ, bệnh này khó lây lan! Chỉ sợ trẻ nhỏ lê la, da mỏng… vậy có nên nốt công cho sơ tán khỏi bệnh tật ngoài da ngoài xã hội và cái “trận đánh lớn” bên giáo dục?
Hoàng Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong ngày làm việc thứ 2, kỳ họp cuối năm 2024 của HĐND TP Đà Nẵng (ngày 12/12), các đại biểu đã thảo luận, chất vấn nhiều vấn đề nóng; trong đó có những bất cập trong quản lý đô thị.
N. Phê
10:24 13/12/2024(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?
Hoàng Nam
09:11 13/12/2024Bùi Bình
00:00 13/12/2024Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà