Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuyển cơ quan điều tra nếu có sai phạm cần xử lý hình sự

Hải Hà

Thứ hai, 27/06/2022 - 22:12

(Thanh tra) - Ngày 27/6, đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội đã làm việc với UBND TP về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước của TP.

Thời gian qua, việc quản lý, sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước của TP còn nhiều tồn tại, hạn chế, vi phạm trong thời gian dài, chưa được xử lý dứt điểm. Ảnh: Vũ Thủy

Chưa có cơ chế, chính sách khai thác hiệu quả

Tổng hợp của đoàn giám sát cho thấy, thời gian qua, UBND TP đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 10.711 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích đất 43.791.407m2, diện tích nhà 9.919.172m2 thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc.

Việc sắp xếp nhà, đất đã thống kê được các cơ sở nhà, đất dôi dư, sử dụng không đúng quy định để xử lý. Đến nay, TP đã xử lý 653 cơ sở, với 5.821.542m2 đất và 359.503m2 nhà. Trong đó, giai đoạn từ khi Nghị định số 167/2017/ NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ có hiệu lực đến nay, TP đã phê duyệt 427 cơ sở nhà, đất.

Theo đoàn giám sát, công tác quản lý, bố trí, bán căn hộ tái định cư đã đáp ứng được nhu cầu tái định cư phục vụ các dự án phát triển đô thị và công tác quản lý, vận hành nhà chung cư phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của các hộ dân tái định cư.

Bên cạnh đó, TP đã quan tâm, bước đầu bảo đảm ổn định nơi ở cho công nhân, sinh viên, hộ thu nhập thấp và hộ tái định cư.

Tuy nhiên, đoàn giám sát cũng chỉ ra rằng, thời gian qua, việc quản lý sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước của TP còn nhiều tồn tại, hạn chế, vi phạm trong thời gian dài, chưa được xử lý dứt điểm; công tác tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công còn chậm.

Ngoài ra, TP cũng chưa có cơ chế, chính sách để khai thác hiệu quả một số tài sản công là nhà, đất tại các cơ quan Nhà nước khi chưa sử dụng hết công suất (như thiết chế văn hóa, thể thao do UBND xã, phường, thị trấn quản lý…).

Đặc biệt, công tác quản lý để xảy ra nhiều sai phạm trong thời gian dài chưa được xem xét, giải quyết triệt để; vẫn còn nợ đọng tiền cho thuê đất...

Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền

Giải trình và tiếp thu các ý kiến, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, UBND TP đã xác định, trong quá trình quản lý dù có nhiều kết quả tích cực, song cũng còn hạn chế, chưa đạt theo kế hoạch đề ra.

Từ thực tế đó, Phó Chủ tịch UBND TP giao Sở Tài chính chủ trì tổng hợp, bổ sung báo cáo thêm về thực trạng, số liệu ở các lĩnh vực quan tâm.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà nhấn mạnh, tài sản công là nhà, đất có giá trị rất lớn, lĩnh vực này có phạm vi quản lý rộng, hình thành qua nhiều thời kỳ, nhiều năm, nhiều chính sách ban hành.

Do vậy, HĐND TP đề nghị, UBND TP chỉ đạo, ban hành chính sách, quy định quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất bảo đảm hiệu quả, khắc phục tình trạng quản lý thiếu chặt chẽ, gây thất thu cho Nhà nước và khai thác chưa hiệu quả giá trị khối tài sản công này.

Đặc biệt, bà Hà lưu ý, UBND TP cần rà soát, đánh giá lại mô hình hoạt động của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội; tăng cường kỷ cương trong công tác quản lý, huy động sự tham gia phối hợp trong công tác quản lý của chính quyền cấp quận, phường.

Cùng với đó, kịp thời xem xét, chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát hiện qua các cuộc kiểm tra, rà soát do các sở, ngành, đơn vị báo cáo, đề xuất, cần thiết phải chuyển cơ quan điều tra nếu có sai phạm cần xử lý hình sự.

Bà Phùng Thị Hồng Hà cũng đề nghị, UBND TP chỉ đạo, giao trách nhiệm cho sở, ngành cụ thể về xây dựng đơn giá thuê nhà; tiếp tục chỉ đạo Sở Nội vụ và UBND các quận, huyện, thị xã xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND TP rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân lực của cơ quan quản lý tài sản công cùng cấp.

Đáng lưu ý, theo bà Hà, để quản lý hiệu quả lĩnh vực này, UBND TP cần đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong quản lý, sử dụng nhà, đất theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định liên quan.

Bên cạnh đó, UBND TP cần chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác tổng hợp, quản lý, sử dụng quỹ nhà 30%, quỹ đất 20-25% của các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị được bàn giao lại cho TP.

“UBND TP sớm giao cho các sở, ngành rà soát các nợ đọng, để có giải pháp thu hồi; trong đó, phân loại, có lộ trình, chế tài mạnh mẽ để xử lý, thu hồi”, bà Phùng Thị Hồng Hà nhấn mạnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm