Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 19/11/2012 - 06:22
(Thanh tra) - Bà chị tôi có cậu con trai học lớp 6. Gương mặt trẻ thơ và cách mà cu cậu dạ thưa khiến bà mẹ luôn tin rằng cậu luôn làm theo những gì hay và đúng mà mẹ vẫn dạy. Con ngoan, học khá, mẹ trang bị cho nào ipad 3G, MP3, tai nghe… đúng kiểu sành điệu.
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên của Châu Á tham gia ký kết Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Các hành vi trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần đối với học sinh Việt Nam đều bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “yêu cho roi cho vọt”. Nhiều giáo viên chưa được trang bị cũng như nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, vai trò của phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục. Trong 2 năm triển khai dự án (2009-2011) đã có những đóng góp đáng kể vào việc tăng cường kiến thức kỹ năng giáo dục phương pháp kỷ luật tích cực cho giáo viên, sinh viên sư phạm, các bậc phụ huynh trong việc thực hiện các quy định trong nhà trường nhằm xây dựng môi trường thân thiện, không bạo lực, quan hệ giữa thầy cô và học sinh được gần gũi, tích cực.
Ông Sven Coppens, Giám đốc Dự án, Tổ chức Plan tại Việt Nam cho biết: Chỉ hai năm ngắn ngủi thực hiện thí điểm Dự án này tại 7 tỉnh của Việt Nam cho thấy nhận thức của cộng đồng được cải thiện đáng kể. Cụ thể làm thay đổi rõ nét hành động của phụ huynh, giáo viên đối với các em học sinh. Tháng 11 vừa qua chúng tôi có làm một cuộc khảo sát thu hoạch cho thấy hơn 92,6% giáo viên, 95% phụ huynh được hỏi cho biết phương pháp kỷ luật tích cực rất phù hợp với giáo dục học sinh và phương pháp này nên phổ biến rộng rãi trong cả nước , không nên dùng phương pháp truyền thống là đánh học sinh, dọa nạt các em như trước đây vẫn thường dùng.
Thầy Hoàng Xuân Bính, hiệu trưởng Trường THCS Văn Bán, Cầm Khê, tỉnh Phú Thọ chia sẻ: Là một huyện miền núi, từ trước đến nay vẫn quan niệm “thuốc đắng dã tật”, học trò hư phải dùng roi vọt để dạy bảo. Từ khi thực hiện thí điểm phương pháp kỷ luật này vào nhà trường cho thấy học sinh ngoan ngoãn nhận lỗi và nghe theo giáo viên một cách vui vẻ. Chúng tôi cũng thoải mái hơn khi trao đổi với các con về mọi vấn đề. Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này đòi hỏi thầy cô giáo phải biết kiên nhẫn trong việc phân tích cho học sinh biết cái sai của mình và hướng các em tự giác nhận sai và tự sửa chữa. Do đó rất cần có thời gian để thích làm quen với phương pháp mới này.
Q.Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.
Trần Kiên
20:41 11/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hải Hà
17:09 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà