Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần quyết liệt từ nhận thức đến hành động

Thứ sáu, 20/05/2011 - 08:14

(Thanh tra)- Trên cả nước vẫn còn hàng chục nghìn điểm, cơ sở giết mổ chưa được kiểm soát. Tỷ lệ vi phạm các điều kiện vệ sinh thú y (VSTY), an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) còn cao đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với các địa phương trong công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm.

Một số địa phương hỗ trợ tạo nghề mới cho người làm giết mổ nhỏ lẻ đã phát huy hiệu quả và xóa được nhiều điểm vi phạm.

Hơn 20.000 cơ sở giết mổ chưa được kiểm soát
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ thì cả nước hiện có 121 cơ sở giết mổ (chiếm 6,43%); 1.761 điểm giết mổ trâu, bò, cừu, dê (trên 93%). Trong đó, số cơ sở và điểm giết mổ được kiểm soát chỉ là 719 (chiếm tỷ lệ hơn 38%). Tương tự, chỉ có gần 5.300/14.537 cơ sở và điểm giết mổ lợn (heo) được kiểm soát, chiếm tỷ lệ hơn 36%. Với gia cầm, tỷ lệ cơ sở, điểm giết mổ được kiểm soát là 934/9.075, chỉ chiếm hơn 10%. Đối với cơ sở, điểm giết mổ cả gia súc, gia cầm, tỷ lệ được kiểm soát cũng chỉ chiếm hơn 25%. Như vậy, trong tổng số 29.281 cơ sở và điểm giết mổ trên toàn quốc, chỉ có 7.931 cơ sở, điểm giết mổ được kiểm soát (chiếm tỷ lệ hơn 27%). Nghĩa là, còn tới trên 20 nghìn cơ sở và điểm giết mổ chưa được kiểm soát.

Còn theo các kết quả kiểm tra, giám sát VSTY, ATVSTP đối với cơ sở giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm 2 năm 2009 - 2010, có 42 cơ sở không đạt các điều kiện về VSTY trong tổng số 163 cơ sở giết mổ được kiểm tra. Tính lần lượt qua các năm 2009, 2010 có 475 và 453 mẫu kiểm tra vi phạm các quy định về giám sát thú y, ATVSTP đối với thịt gia súc, gia cầm trên tổng số 832 và 735 mẫu được kiểm tra.

Lãnh đạo Cục Thú y nhận xét: Tỷ lệ số mẫu không đạt tiêu chuẩn VSTY, ATVSTP năm 2010 cao hơn năm 2009 chủ yếu là do ô nhiễm vi sinh vật. Tuy nhiên, số mẫu thịt gia súc, gia cầm không đạt tiêu chuẩn lại tập trung chủ yếu ở khu vực kinh doanh (chợ). Điều đó cho thấy, ngoài việc giết mổ không bảo đảm VSTY thì thói quen, ý thức vệ sinh ở các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ còn kém, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm không bao gói, không có phương tiện bảo quản lạnh, dụng cụ bày bán không bảo đảm… đã dẫn đến ô nhiễm sản phẩm sau giết mổ.

Quyết liệt với các điểm “cắt tiết, làm lông” nhỏ lẻ

Hiện, TP HCM là một điển hình với 28 cơ sở giết mổ gia súc số lượng khoảng 8.000 con heo, 70 con trâu bò/ngày; 2 cơ sở giết mổ gia cầm quy mô công nghiệp với trung bình 48.000 con. Tất cả các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đều thực hiện đúng quy trình và giết mổ trên giàn treo. 100% số gia súc, gia cầm được cơ quan thú y kiểm soát. Trong khi đó, tại TP Hà Nội, nhiều cơ sở giết mổ không còn hoạt động và hoạt động cầm chừng; hoặc đầu tư xây dựng giàn giết mổ treo; giết mổ trên sàn, nhưng không bảo đảm vệ sinh, gia cầm sống được bày bán và giết mổ nhiều ở các chợ nội thành không được kiểm soát thú y.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, bài học kinh nghiệm từ quản lý giết mổ tập trung tại các tỉnh, TP làm tốt như TP HCM cho thấy, việc Nhà nước có cơ chế hỗ trợ tiền, giảm thuế… không quan trọng bằng bảo đảm môi trường đầu tư lành mạnh, khuyến khích những doanh nghiệp làm ăn chân chính đầu tư vào lĩnh vực xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung. Bên cạnh đó, bài học kinh nghiệm của các địa phương cho thấy, muốn quản lý giết mổ tốt phải đi từ nhận thức đúng đến những hành động quyết liệt bảo đảm việc thực hiện; có quy hoạch và các chính sách thuận lợi thu hút đầu tư và đặc biệt phải kiên quyết với các điểm “cắt tiết, làm lông” ở đầu đường, xó chợ.

Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm