Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Biết là nói thì dễ

Đoàn Thị Ký

Thứ hai, 11/10/2021 - 10:56

(Thanh tra) - Sự tăng trưởng (GDP) của đất nước ta những năm gần đây khá ấn tượng, trong đó thành phố Hồ Chí Minh đóng góp tới 22%. Kết quả ấy là sự cần cù lao động của từng cư dân thành phố.

Lực lượng chức năng huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đón người dân đi xe máy về từ các tỉnh, thành miền Nam trong cơn mưa nặng hạt. Ảnh: Thu Hà

Bất giác, lòng tự hỏi họ là ai?

Họ là những tiểu thương buôn bán, những giám đốc, kỹ sư, những ông chủ, bà chủ… các khu chế xuất, dịch vụ du lịch, các công ty mẹ, công ty con, hoạch định tương lai, ký kết hợp đồng… Họ là người chăm lo, nói theo ông cha ta thì, người khéo lo bằng kho người làm.

Họ là những người dân hiền lành, đi ra từ những miền quê đang dần cạn kiệt kế sinh nhai, nhưng có dư khát vọng đổi đời vì có dồi dào năng lượng trẻ, là “kho người làm” để những hoạch định dự án không được phép ngủ yên trên trang giấy, phải thành của cải vật chất nuôi xã hội tồn sinh.

Như cơn lốc có nguồn từ thành phố được choàng tấm khăn hoa lệ, không ít sống bằng nguồn kiều hối, bằng hưởng chênh lệnh quy đổi đất đai nói dân giã là bằng củ mài ăn xuống… cuốn theo bao nhiêu nhân lực. Số ít tuổi cao, chữ nghĩa ít thì làm giúp việc, bán hàng rong, vé số… Số nhiều hơn lên tới triệu triệu cũng được gọi giai cấp công nhân, dần biến thành từng chi tiết của cỗ máy khổng lồ trong thế giới phẳng, vận hành theo quy luật cung cầu đỏng đảnh… Mấy ông chủ, bà chủ biết họ ăn ở thế nào? Họ sống tạm bợ trong các dãy nhà trọ rẻ tiền, “bấc đến đâu thì dầu đến đấy”, chỉ cần cuối năm Tết đến thưởng tháng lương và tặng họ tấm vé về quê, thế là bá cháy!

Nếu bình thường tất cả cứ diễn ra vầy vậy, vì đất nước đã không còn đạn nổ bom rơi, những đóng góp của họ dưới góc độ nào cũng là giọt mồ hôi làm ra của cải. Đùng một cái, dịch COVID nhăm nhe suốt hơn năm qua giờ biến thể bùng lên, lan rộng, sản xuất đóng băng, hàng quán đóng băng… “ Kho người làm”, dù quen bóp mồm bóp miệng, nhưng dịch giã kéo dài nhiều gia đình đứt bữa.

Với truyền thống của người Việt ta “lá lành đùm lá rách”, đã có nhiều tổ chức cá nhân đứng ra tổ chức những cây ATM gạo, cây ATM máy thở, những bữa ăn 0 đồng, nhiều chủ nhà cho công nhân thuê không lấy tiền trọ... cùng với Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền của, lực lượng quân đội, công an… và đội ngũ thầy thuốc ngoài Bắc vào góp phần chữa trị kịp thời, đời sống người lao động dần ổn đinh.

Những tưởng, cùng với sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước, toàn dân quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, kết quả số người mắc bệnh ngày càng giảm, số người tử vong vì COVID của thành phố từ 3 con số nay chỉ còn 2 con số, chắc chắn sẽ về 0, người lao động yên lòng ở lại, chờ ngày cùng thành phố khôi phục lại sản xuất. Vậy mà, sau ngày 1/10, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giảm giãn cách, hàng vạn người lao động nhập cư ở các tỉnh phía Bắc, phía Nam gồng gánh nhau về quê.

Trong dòng người ùn ùn kéo về quê, xe máy có, xe đạp có và cả đi bộ. Nhìn kỹ, một gia đình gồm vợ chồng và hai đứa con cùng của nả chất vừa trên chiếc xe máy cà tàng, mới thấy cuộc sống của người dân nhập cư quả là chân nâng.

Thành phố này chưa có gì đảm bảo để giữ chân họ, dù họ từng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố nói riêng, của đất nước nói chung. Thực chất họ chỉ là những người lao động theo thời vụ ly nông, chứ chưa xem thành phố là quê hương thứ hai để mưu sinh, gắn bó lâu dài.

Từ thực trạng đang diễn ra, tương lai các khu công nghiệp, các công ty sẽ thiếu lao động, sẽ lại tuyển, lại mất thời gian đào tạo… Theo tôi, để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải có chính sách quyết liệt hơn, nhất là các liên doanh với nước ngoài nhằm kiếm lời bằng lợi dụng giá nhân công rẻ mạt, yêu cầu các khu công nghiệp, các công ty có quỹ phúc lợi lo chỗ ăn ở cho công nhân, đào tạo nghề nghiệp bài bản, để họ có cuộc sống ổn định, tự miễn nhiệm trước những biến động như dịch bệnh, thời tiết ngày càng khắc nghiệt… cùng chung lưng xây dưng thành phố Hồ Chí Minh  giàu có, hoa lệ thực chất hơn.

Có chữ nghĩa ngẫm càng hổ thẹn, biết là nói thì dễ, thực thi là cả một quá trình gian nan, nhưng nếu các cấp quản lý không “lo”, không dấn thân vào làm ngay thì tình trạng này còn tiếp diễn, con dân nước Việt ta biết đến bao giờ mới “an cư lạc nghiệp”, ngay trên đất nước tươi đẹp của mình!

Hà Nội, ngày 10/10/2021

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm