Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bệnh… nói dối

Chủ nhật, 14/10/2012 - 15:22

(Thanh tra) - Không chỉ riêng trong giáo dục, ai cũng nhắc nhở phải thật thà, trung thực, có nghĩa phải nói thật, nhưng xem ra bệnh nói dối là bệnh… đa lĩnh vực và… liên ngành!

Sáu năm trước tại Hà Tây, thầy giáo Đỗ Việt Khoa tung ra clip bằng chứng về sự dối trá trong thi cử tốt nghiệp THPT. Mọi người đều nhận ra một sự thật, đó là dối trá trong thi cử kéo dài nhiều năm vì bệnh thành tích.

Sau sự kiện “thầy giáo Khoa”, tỷ lệ tốt nghiệp THPT tụt một cách thảm hại. Người ta nói tỷ lệ thấp rất gần với sự thật và rất xa sự dối trá. Nhưng năm nay, nhiều người lại ngỡ ngàng với tỷ lệ tốt nghiệp THPT trên 90%, không biết đây có phải là thành tích của sự thật? Nếu là hiệu quả giảng dạy thì giáo dục Việt Nam đáng sánh mặt với thế giới, nhưng “nhỡ” là nói dối thì điều cần suy nghĩ là nói dối đã… quá phổ biến!

Theo một điều tra mới nhất, với hơn 500 giáo viên ở 3 cấp được hỏi: Nếu được chọn lại nghề khác thì ông (bà) có chọn nghề dạy học nữa không? Kết quả là không muốn làm nghề giáo cấp tiểu học là 40,9%, THCS là 59%, và THPT là 52,4%. Các quan chức ngành Giáo dục đều nói, tuy lương không cao, nhưng ra trường lại xin việc hết sức khó khăn, số giáo viên thất nghiệp rất lớn. Thế nhưng, chỉ tiêu vào các trường sư phạm vẫn cao ngất! Ai cũng biết chỉ tiêu phải xin và phải được cho. Đào tạo thoát ly sử dụng khi mà cung to hơn cầu nhưng vẫn chạy hết công suất, nói dối không sợ lòi đuôi vì chẳng ai không nhìn thấy cái đuôi ấy!

Một PGS.TS tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam) kể về những chuyện ông phải nói dối. Đặc biệt những gì nhà khoa học này phải nói dối thì ai cũng biết, nhưng mặc nhiên ai cũng… lơ!

Trong quá trình thực hiện đề tài phải đi vùng xa, vùng núi mà thuê người vận chuyển mẫu thì định mức chi rất hạn chế, vì vậy, muốn công việc có kết quả phải khai tăng số lượng lên, thuê một người thì khai thuê hai, thuê một ngày thì khai hai ngày để đủ định mức. Có đoạn đường 20km nhưng buộc phải khai đi 300 - 400km, cán bộ không thuộc diện được đi máy bay nhưng vì thời gian gấp họ phải đi máy bay. Khi thanh toán vẫn khai đi ô tô nhưng phải khai quãng đường, thời gian khớp với số tiền đi máy bay. Vẫn theo nhà khoa học này, ngoài sự gian dối do cơ chế tài chính, trong khoa học cũng còn những kết quả nghiên cứu làm ra không đúng với tình hình thực tế, hoặc sử dụng kết quả của người khác.

Trong vụ báo cáo đánh giá tác động môi trường của Thủy điện Sông Tranh 2, từng tham gia lập các báo cáo ấy, vị giáo sư này cho biết: Việc đầu tư cho báo cáo tác động môi trường đến nay không nghiêm túc lắm, vì nguồn kinh phí cho đánh giá tác động môi trường rất ít so với tổng đầu tư cho dự án. Các chủ đầu tư thường gọt giũa cho đánh giá tác động môi trường đẹp để làm sao dự án được triển khai. Có chủ đầu tư nhiều kinh phí, gọi là mua thì hơi quá, nhưng họ làm sao để các nhà khoa học lập đánh giá tác động môi trường… theo sự chỉ đạo cho thuận.

Bên lề bệnh nói dối trong cơ chế, thì mới đây Ban vận động Quỹ Vì người nghèo tỉnh Bình Thuận đang “nhức đầu” với các doanh nghiệp “hứa xong để đó” về khoản đóng góp cho Quỹ.

Số là trong các năm trước, Quỹ này tổ chức các hoạt động văn nghệ tạo nguồn và các doanh nghiệp rôm rả tham gia. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại đánh bài… lơ. Đếm sơ sơ, các doanh nghiệp còn nợ hơn 4,5 tỷ đồng, và cơ quan chức năng tỉnh này nhiều lần gửi văn bản đề nghị, nhắc nhở, nhưng họ vẫn để điện thoại “ò í e”, mệt thì nín! Gửi công văn thì có đi không có về…

  Ziczac

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm