Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 28/01/2011 - 02:40
(Thanh tra)- Cuộc sống ở Aur, cái tình của người Aur là thế: Trù phú, no đủ, sạch sẽ. Cũng có khi gặp đói khổ, nhưng họ sống bên nhau tình sâu nghĩa nặng, khiến ai đó một lần đặt chân đến cũng phải thán phục.“Huyền thoại” về mẹ Alăng Thảo
Thầy Đông đang dạy học cho trẻ em Aur
KỲ II: Anh hùng và thầy giáo của bản
Như lời hẹn, sáng hôm sau giàn làng Alăng Zèng đưa tôi đi gặp mẹ Alăng Thảo, người ở cách nhà già làng chừng 20 bước chân. Rót chén rượu mời tôi, mẹ Alăng Thảo, huyền thoại sống của Aur - nữ chiến sĩ du kích năm xưa kể về những câu chuyện mà cuộc đời mình đã kinh qua trong niềm tự hào. Năm nay tuổi đã gần 80 mùa rẫy, nhưng mẹ vẫn còn khỏe, giọng nói ấm, đôi mắt sáng và trí tuệ còn minh mẫn. Mẹ nhớ lại, thời khắc hào hùng của cuộc trường chinh chống Mỹ ở thượng nguồn Hương Giang. “Khó mà quên con ạ, năm 1966, những viên đạn trong nòng súng của mẹ đã hạ gục chiếc máy bay giặc bên trong đầy lính mắt xanh, mũi lõ”.
Hồi đó, mẹ có một cái tên khác là Alăng Pró, sống ở bản Ktom, xã Hưng Nguyên, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lên 16 tuổi, Pró xung phong vào đội du kích xã. Ngày lại ngày, Alăng Pró cắt rừng lội suối vượt qua mưa bom, lửa đạn ác liệt trên chiến trường để kịp mang những tin tức từ xã vào căn cứ cách mạng. Một buổi trưa cuối tháng 5/1966, lúc Pró đang đeo khẩu súng K44 (súng trường Mosin Nagant, loại súng của Nga) vào rừng hái rau cho bữa tối, bỗng nghe tiếng máy bay rền vang trên đầu. Pró chọn bụi cây rậm rạp nép mình để tránh bị phát hiện. Vài phút sau, Pró đã nghe tiếng trực thăng gầm rít trên đầu, phía sau còn 3 chiếc nữa cũng đang ù ù lao tới. Thế là bị lộ, Pró giơ súng lựa thế nhằm thẳng “con chim sắt” đen ngòm nổ liền 3 phát đạn. “Con chim sắt” bốc cháy, khói đen mù mịt rồi liệng rơi xuống khe suối.
Kể đến đây, mẹ tiến tới góc nhà lấy tấm ảnh Bác Hồ xuống khoe: “Ngay khi hay tin mẹ bắn rớt máy bay Mỹ, huyện và tỉnh đội có trao giấy khen và tấm ảnh Bác Hồ cho mẹ. Đến nay, tấm ảnh Bác mẹ vẫn nâng niu, gìn giữ như một kỷ vật quý”.
Thầy giáo như... già làng
Sau chuyện về mẹ Thảo, câu chuyện của hai thầy giáo Uyên và Đông càng khiến tôi nhận thấy nhiều điều bất ngờ về Aur. Ở cái vùng núi gần như cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài, nhưng học sinh Aur ham học cái chữ, chịu khó vô cùng. Còn, các thầy luôn được người trong bản coi là những già làng thứ 2.
Thầy giáo Lê Nam Uyên (quê huyện Thăng Bình, Quảng Nam) là người tình nguyện “cõng” chữ lên Aur dạy cho trẻ bản từ năm 2007. Trước đó, năm 1998 - 2003, thầy từng dạy ở xã biên giới Ch’ơm (Tây Giang). Khi nghe tin bản Aur gặp khó khăn, thầy Uyên tình nguyện lên đây. “Bây giờ đỡ nhiều rồi vì có con đường mòn nho nhỏ, còn cách đây 3 năm, lên Aur phải cắt rừng lội suối từ xã A Vương lên, mỗi lần đi mất hơn ngày trời. Được cái sống ở đây thoáng đãng, sạch sẽ, thấy trẻ em ham học, sáng dạ nên cũng mừng”.
Thầy Uyên xòe tay, nhẩm tính: Lúc đầu tôi dạy 5 lớp từ lớp 1 đến lớp 5 trong một phòng, sau có thêm thầy Đông cùng lên giúp sức. Lớp 1 có 2 em, lớp 2 có 7 em, lớp 3 có 2 em, lớp 4 có 3 em và lớp 5 có 4 em. Cứ thế, các thầy chia nhau dạy từ sáng đến trưa, chiều và tối lại tranh thủ kèm cho các em tại nhà. Cả ngày thầy trò quây quần bên nhau dạy và học, nắng cũng như mưa không nghỉ. Thương thầy, cách đây 2 năm dân bản làm cho cái nhà ở, cơm dân bản nấu cho ăn. Các thầy gắn bó với Aur đến nỗi, giờ không muốn xa Aur xuống núi nữa.
Không chỉ dạy học sinh cái chữ, ở bản Aur, các thầy giáo còn kiêm luôn nhiệm vụ quản lý các em, lo cơm nước, vì nhiều em bố mẹ đi rẫy cả tuần, nửa tháng mới về. Già làng Alăng Zèng khen các thầy: “Cả bản Aur bây giờ ai cũng xem thầy giáo như già làng thứ 2”...
Cái tình của người Aur
Theo như lời ông Bhriu Liếc, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tính đến năm 2010, cả bản Aur có tổng cộng 20 nóc nhà, gần 100 nhân khẩu. Đời sống của bà con trong bản được đánh giá vào diện sung túc nhất so với các bản người dân tộc Cơ - Tu. Không chỉ no đủ, bản làng sạch sẽ, an ninh trật tự ổn định mà người Aur rất hiếu khách và có cái tình sâu nặng. Bây giờ, cái chữ có rồi, nguồn nước suối cũng được hỗ trợ đường ống dài gần 2km. Tương lai, chúng tôi cũng đang tính đến chuyện mở cho bản con đường rộng dựa trên đường mòn đã có. Khi có chiếc xe máy chạy lên, chạy về được, đời sống của bà con Aur sẽ càng có điều kiện để phát triển và ấm no hơn.
Già làng Alăng Zèng bảo, người bản Aur sống rất có nền nếp, đùm bọc nhau. Hàng chục năm qua, bản làng chưa xảy ra chuyện xô xát, cãi vã nhau dù lớn hay nhỏ giữa các thành viên.
Từ khi được chính quyền, bà con trong bản giao trọng trách già làng, ông Alăng Zèng thường chịu khó băng rừng xuống xã tham gia các cuộc họp, lớp tập huấn về kiến thức pháp luật cũng như phong trào xây dựng thôn bản văn hóa, sinh đẻ có kế hoạch, cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”... để tuyên truyền cho bà con.
Đều đặn hàng tháng, việc làm ấy duy trì thường xuyên tại nhà Gươl, được đồng bào chú ý lắng nghe. Những đêm rảnh rỗi, già lại cùng với các thầy giáo đến từng nhà tuyên truyền, vận động. “Có các thầy giáo tham gia hỗ trợ cho cuộc vận động này, kết quả đạt được rất cao. Dù sao các thầy cũng am hiểu nhiều kiến thức, lại được bà con coi trọng, quý mến nên nghe theo răm rắp. Cũng từ cuộc vận động, những năm qua, nhiều chương trình đã đạt kết quả tốt, như chương trình hỗ trợ nhau phát triển kinh tế đồi rừng, sinh đẻ có kế hoạch, gia đình văn hóa...”, già làng khoe.
Quan điểm của người dân Aur là không để một hộ nào phải chịu khổ, chịu đói, họ sẵn sàng tương trợ nhau trong cuộc sống. Thầy Đông và thầy Uyên kể: Ngoài trồng sắn, chuối, ớt rừng, người Aur chủ yếu làm bắp, lúa rẫy. Bình thường mỗi năm họ trồng 3.000 ang giống (mỗi ang 30 lon), đến cuối vụ thu hoạch chừng 50.000 - 60.000 ang. Sau mỗi vụ thu hoạch, bà con lại đóng góp vui lễ mừng mùa. Năm ngoái, bão số 9 mang theo gió xoáy ập đến, 50% hộ gia đình có bắp lúa bị cuốn phăng. Đói là cái chắc rồi, nhưng không, cái tình của người Aur không để cho các hộ dân bị đói, nên những hộ không mất mùa đã đóng góp mỗi nhà hàng trăm ang lúa, bắp trợ giúp các gia đình bị thiệt hại.
Cuộc sống ở Aur, cái tình của người Aur là thế: Trù phú, no đủ, sạch sẽ. Cũng có khi gặp đói khổ, nhưng họ sống bên nhau tình sâu nghĩa nặng, khiến ai đó một lần đặt chân đến cũng phải thán phục. Già làng Alăng Zèng tự hào, mới đây, Aur mới hình thành thêm một bản Aur nên hiện tại mỗi hộ dân có 2 nóc nhà, đó là bản Aur trên nhà ruộng (nơi các hộ lên trồng màu ở lại mỗi khi đi rẫy). Mơ ước lớn nhất của người dân nơi đây là con đường mòn độc đạo được mở rộng để đi lại thông thương buôn bán phát triển kinh tế.
Quang Anh - Lê Chi
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?
Hoàng Nam
09:11 13/12/2024(Thanh tra) - Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được thành tích đáng tự hào. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng và sửa chữa 2.995 căn nhà trong tổng số 3.022 căn theo kế hoạch, tương đương 99%.
Bùi Bình
00:00 13/12/2024Lê Phương
21:44 12/12/2024Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh