Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 04/07/2012 - 06:44
(Thanh tra) - Sau nửa năm Chính phủ đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu trong chính sách điều hành kinh tế - xã hội, lần đầu tiên sau 38 tháng, kể từ tháng 3/2009, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 6 đã giảm 0,26% so với tháng trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, CPI tăng tổng cộng 2,52%, còn thấp xa so với cả chỉ tiêu lạm phát đã điều chỉnh là 7%.
Theo các chuyên gia kinh tế, nhìn từ số liệu CPI 6 tháng, mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm 2012 ở mức 7% - 8% là hoàn toàn có thể đạt được. Nhưng, việc giảm lạm phát quá nhanh lại đặt ra thách thức mới cho nền kinh tế, đáng ngại nhất là giảm phát.
Về lý thuyết, giảm phát có thể do bốn nguyên nhân: Sụt giảm cung tiền/tín dụng; tăng sản lượng chung; sụt giảm tổng cầu; và tăng cầu tiền. Các nhân tố này thực ra có quan hệ khăng khít với nhau. Chẳng hạn như, giảm tổng cầu là nhân tố quan trọng, nhưng động thái này thực chất lại là hệ quả của việc thắt chặt tiền tệ, bởi điều này làm cho mặt bằng lãi suất cao, cầu tiêu dùng và cầu đầu tư chung trong nền kinh tế giảm xuống.
Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán MB (MBS) - TS. Quách Mạnh Hào đưa ra góc nhìn về diễn biến này: Thời gian qua chúng ta đã theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, và việc tác động giảm tổng cầu là giải pháp được chọn. Nhưng cũng cần nhấn mạnh là việc đẩy mặt bằng lãi suất lên quá cao chưa phải là một chiến lược hay, bởi điều đó không còn là tác động giảm cầu, mà là… cắt cầu. Đó là lý do chính tạo ra hiện tượng giảm phát như hiện tại.
Ngược lại, việc mở rộng tiền tệ là giải pháp thường thấy khi có giảm phát, cũng tương tự nhưng ngược lại với lạm phát. Tuy nhiên, vấn đề là không thể vận dụng nguyên tắc này một cách máy móc, bởi các lý thuyết kinh tế mang tính thời điểm và hoàn cảnh.
Và bây giờ, nhiều người đang có tâm trạng e ngại rằng, những giải pháp mở rộng tiền tệ quá nhanh và quá mức sẽ đẩy nền kinh tế vào tình trạng có quá nhiều tiền rẻ, và một chu kỳ bong bóng tài sản và lạm phát mới sẽ xuất hiện nhanh hơn mong đợi. Khi có nhiều tiền rẻ, bạn sẽ lại đưa ra các quyết định rủi ro và vòng luẩn quẩn lặp lại.
Trong điều kiện hiện tại, theo nhiều chuyên gia nên theo đuổi các chính sách thuần túy thị trường hơn là nghĩ về các giải pháp cứu, mở rộng hay kích thích. Giả sử có một sự mở rộng tiền tệ, hay một sự kích thích, vẫn có lo ngại là nếu kiểm soát không tốt, mở rộng và kích thích không hợp lý có thể dẫn tới lạm phát cao trở lại.
Do vậy, vấn đề mấu chốt ở đây là mặt bằng lãi suất trở thành nhân tố quan trọng quyết định sự hợp lý của các chính sách tiền tệ. Trước đây, khi mặt bằng lãi suất ở mức cao, việc thắt chặt tiền tệ đẩy mặt bằng lãi suất lên cao hơn sẽ dẫn tới tình trạng chỉ có những doanh nghiệp rủi ro cao vay làm liều, các doanh nghiệp tốt không thể vay. Hệ quả là đình trệ và nợ xấu gia tăng. Chính sách kiểm soát lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ trong điều kiện mặt bằng lãi suất cao là đạt mục tiêu nhưng có thể thấy hiệu quả là chưa thỏa mãn.
Ngược lại, nếu chính sách tiền tệ mở rộng dẫn tới mặt bằng lãi suất giảm tới mức thấp hơn và khuyến khích các hành vi đầu tư thiếu suy nghĩ thì điều này lại tất yếu dẫn tới hiệu quả đầu tư kém, bong bóng tài sản và sau đó là lạm phát trở lại. Điều này là do khi đó năng lực sản xuất của nền kinh tế không kịp đáp ứng với sự gia tăng của cung tiền.
Theo các chuyên gia, trong hoàn cảnh nền kinh tế hiện tại, mức lãi suất cho vay doanh nghiệp hợp lý nên nằm trong khoảng 11 - 14%/năm. Cao hơn hoặc thấp hơn mức này sẽ dẫn tới những nguy cơ như vừa nói trên. Hiện tại, trần lãi suất huy động đã được đưa về 9%/năm nhưng lãi suất cho vay vẫn ở mức cao. Do vậy, có thể nói chúng ta còn khoảng trống để mở rộng tiền tệ, sao cho mức lãi suất cho vay 11 - 14%/năm là doanh nghiệp có thể tiếp cận được.
Nói như một số chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, nếu lãi suất tiền vay doanh nghiệp chênh lệch với lãi suất huy động 9%/năm ở mức khoảng 3% thì ngân hàng vẫn hoạt động tốt và có lãi. Điều quan trọng là làm sao giữ ổn định được dòng tiền ở các mức lãi tiền gửi và lãi tiền vay này.
Bút Chì
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Thái Hải
19:48 13/12/2024Phương Anh
19:32 13/12/2024Thái Hải
19:16 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình