Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

6 năm vẫn loay hoay

Thứ năm, 15/11/2012 - 09:59

(Thanh tra)- Có thể 10 năm nữa vẫn loay hoay, theo cách nói của một Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Ông này thật sự băn khoăn khi nói về việc kê khai tài sản, kiểm soát tài sản, minh bạch tài sản trong phòng, chống tham nhũng. Ông cũng không chê các cơ quan, tổ chức đã bàn thảo và trình lên, trình xuống và chỉnh sửa một bộ luật hết sức công phu, mà có nhà sử học đã mường tượng và hy vọng giống như “Thượng phương Bảo kiếm” của Bao Thanh Thiên…

Nhưng rồi, 6 năm trôi qua, hạnh phúc giống như ngọn gió ghé ngang qua cửa dân lành. Nhiều Đại biểu Quốc hội khó chịu, cho rằng: Dân thiếu tin tưởng vào Luật Phòng, chống tham nhũng. Vì rằng, chỉ riêng việc kê khai tài sản thì có cũng như không. Ai cũng biết, nhưng không ai lên tiếng. Báo chí cũng lặng im như… được dặn trước. Vì “các đồng chí rất giàu”, biệt thự, nhà cửa to đùng, nhưng khi bầu cử Quốc hội, danh sách kê khai của các đồng chí đó chẳng có gì cả… Dân nhìn danh sách kê khai lầm tưởng: Các đồng chí đó sống dựa vào con cháu, vào bà vợ làm nghề “nội trợ”, hoặc giữ cháu. Con cái thì du học, ăn chơi mút mùa, còn lương các đồng chí thì chỉ xoàng xoàng bậc trung…

Vậy, chúng ta có nắm được tài sản của người đứng đầu và của người đứng cuối trong các cơ quan chống tham nhũng không? Vậy mà, chúng ta định cuốn mọi người từ cấp phòng, cấp vụ, cấp phường/xã vào việc kê khai để đó như một trò hài hước đang đêm ngày tập dượt để hù thiên hạ!

Theo cách tính của dân gian hiện nay, tham nhũng đã lan đến trường học, nhà trẻ, trạm y tế, tổ trưởng tổ sản xuất, tổ trồng rau, xưởng thợ, phòng thí nghiệm, phòng công chứng… Hãy nhìn các lãnh đạo xã và nhân viên của họ đi xe đời mới, ở nhà lộng lẫy, tiện nghi như khách sạn 5 sao và nghe dân tình kêu ca khi đến cửa quan xã, huyện/quận… sẽ thấy tác hại của sự lây lan tham nhũng đã đi đến đâu! Mỗi tháng thu nhập từ lương của họ chỉ vài triệu đồng, chưa đủ bù đắp năng lượng cho bản thân, lấy đâu tiền sắm sanh tài sản, nhà cửa, đất đai, lễ lạt, hoặc học hành, thi cử, hoặc chạy vạy chức tước, bầu bán…?

Nhưng, vì sao dân vẫn nín thinh, không hé môi tố cáo kẻ tham nhũng trong các cuộc họp, trong các cuộc lấy ý kiến thăm dò, tiếp dân…? Có thể, vì dân vẫn dè chừng việc “bảo vệ cán bộ, đảng viên”, hoặc các lý do “bảo vệ đoàn kết nội bộ, bảo vệ uy tín cấp cao”… tránh dư luận xấu, tránh tai mắt kẻ thù, tránh xuyên tạc, nói xấu cán bộ… Các cách tránh, cách bảo vệ không thành văn ấy dẫn đến các điều luật của chúng ta sửa lên, sửa xuống, nhưng đâu đó, vẫn coi người đấu tranh, phanh phui sự thật như những đối tượng cần xem xét chứ không phải tin tưởng, đề cao sự hợp tác, lòng quả cảm… Nhiều cơ quan, tổ chức chưa thật sự tạo điều kiện, hợp tác, hỗ trợ phóng viên báo chí và các cơ quan thông tin tuyên truyền làm tốt chức năng phòng, chống tham nhũng, “mổ xẻ’ sự thật, minh bạch tài sản, đấu tranh đến cùng với “giặc tham nhũng”. Thậm chí, có nơi còn cài bẫy nghiệp vụ để đánh sập ý chí làm rõ sai phạm, tiêu cực ở cơ quan, đơn vị mình.

Có thể nói: Tình trạng hơn 6 năm qua, các vụ tiêu cực, tham nhũng lớn đều được phát hiện qua báo chí, dư luận. Thực ra, báo chí là kênh phản ánh trung thực, nhanh nhạy các vụ việc, nhưng có khi, tài liệu ban đầu lại chính do dân cung cấp, hoặc nguồn tin từ cán bộ tốt của đoàn thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán… Cũng có khi, từ một lá đơn thư không dám đề tên, các phóng viên đã mày mò, tìm kiếm, phát hiện ra cả “kho báu tài liệu, số liệu tham nhũng, lừa đảo”… Đó là đốm lửa, là đinh ốc, là vấn đề cần phanh phui. Vấn đề còn lại là của “đoàn quân phục kích” chống tham nhũng. Họ phải từ bỏ kiểu đánh du kích, trườn bò, nhỏ lẻ, manh mún vì thường bị kẻ tham nhũng phát hiện, ngăn chặn từ xa: Chặt cầu, phá đường, cắt tiếp tế, đánh lạc hướng, tẩu tán tài sản, ra các văn bản chồng chéo, tạo dư luận ảo, vu khống… Sự nghiêm minh của pháp luật phải được căn chuẩn từ các đạo luật và con người chỉ huy, cơ quan thực thi được tuyển chọn kỹ lưỡng.


Hoàng Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm