Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ước vọng từ Hội Đền Bờ

Thứ ba, 04/02/2014 - 21:26

(Thanh tra) - Đền Bờ được tọa lạc tại khu hồ thủy điện Hòa Bình, thuộc địa phận 2 xã Thung Nai, huyện Cao Phong và Vầy Nưa, huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình. Lễ hội Đền Bờ bắt đầu từ ngày mồng 7 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng ba Âm lịch. Mỗi năm Đền Bờ đón hàng chục ngàn du khách đến hành hương, cúng lễ.

Đền Bờ đã được xây dựng khang trang. Ảnh: Hồng Bài

Đến Đền Bờ, du khách được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng với những bản làng, những ngôi nhà sàn xinh sắn của đồng bào Mường, Dao, Tày nép mình bên vách núi, những hòn đảo lô nhô giữa hồ nước mênh mông xanh biếc. Du khách đã gọi hồ Hòa Bình là Vịnh Hạ Long trên núi.

Đến Đền Bờ vẫn nặng về phần lễ. Ảnh: Hồng Bài   Chen chân nhau rút thẻ ... cầu tài. Ảnh: Hồng Bài  Theo sử sách ghi lại, vào khoảng năm 1430 - 1432, Vua Lê Lợi đem quân đi dẹp loạn Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Sơn La. Khi vua Lê thắng trận, trên đường hồi kinh, đi qua khúc sông thuộc địa phận xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc, vua Lê Lợi đã khắc lên vách đá bài thơ: "Chinh Đèo Cát Hãn, quá Long Thủy đê" dịch là: "Đi đánh Đèo Cát Hãn trở về, qua đường đê Long Thủy". Bấy giờ ở xã Hào Tráng có cô gái dân tộc Mường tên là Đinh Thị Vân và một cô gái người dân tộc Dao (không rõ tên) ở xóm Mó Nẻ, xã Vầy Nưa, Đà Bắc đã vận động người dân trong vùng quyên góp lương thực, thực phẩm cho nghĩa quân vua Lê và lên rừng lấy gỗ, tre nứa đóng bè mảng chở quân qua thác Bờ. Sau khi hai bà mất, người dân qua lại thác Bờ hiểm trở, gặp nguy hiểm, hai bà hiển linh giúp đỡ. Vì vậy, người dân trong vùng đã phong hai bà là Bà chúa Thác Bờ. Nhà Vua ban chiếu chỉ cho dân trong vùng lập đền thờ hai bà.

Bàn công đức quạnh hưu. Ảnh: Hồng Bài    Trước đây đền Thác Bờ làm bằng tranh tre nứa lá, dựng dưới chân Thác Bờ. Năm 1979, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà được khởi công xây dựng, khi lấp sông Đà, đền Thác Bờ được chuyển lên đỉnh đồi Hang Thần, xóm Phố Bờ, xã Vầy Nưa, huyện Đầ Bắc và sườn đồi Sầm Lộng, xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Qua nhiều lần tu sửa, đến năm 2000 cả hai ngôi đền được xây dựng khang trang, bề thế; có bến neo đậu tàu thuyền, đường lên đền xây bậc bê tông.

Cá nướng, đặc sản Đền Bờ. Ảnh: Hồng Bài  
  
          

Có thể nói, đền Thác Bờ đã thu hút lượng du khách lớn trên khắp mọi nơi đến phúng lễ. Tuy nhiên, khác với các đền chùa khác trong và ngoài tỉnh, du khách đến Đền Bờ mới chỉ nặng về phần lễ còn phần hội thì chưa có hoạt động gì. Đây chính là nguyên nhân quan trọng chưa giữ được chân, hút được du khách đến, lưu lại để tham quan, chiêm ngưỡng cảnh quan nơi bản địa. Trong khi tiềm năng về du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở vùng hồ Hòa Bình rất lớn, rất phong phú, hấp dẫn. Vì, ở đây còn tiềm ẩn nhiều giá trị văn hóa dân gian mang đậm bản sắc của đồng bào Mường, Dao, Tày. Do vậy, tâm nguyện của người dân vẫn mong mỏi về một "Hội" Đền Bờ.

Hồng Bài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm