Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lào Cai:

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Nam Dũng

Thứ tư, 11/12/2024 - 14:20

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Điệu múa Ngựa giấy truyền thống của dân tộc Nùng thôn Văng Leng xã Tung Chung Phố, Mường Khương. Ảnh: ND

Là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai với 23 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 90,38% tổng dân số. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nhân dân các dân tộc huyện Mường Khương luôn hăng hái thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, cuộc sống của người dân các dân tộc đổi thay rõ rệt. Cùng với đó những nét văn hóa truyền thống độc đáo luôn được bà con quan tâm, bảo tồn và phát huy.

Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Với lực lượng đông đảo chiếm hơn 1/3 dân số của huyện, ngành giáo dục huyện Mường Khương đã cụ thể hóa việc gìn giữ và bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đến 59/59 đơn vị trường học và nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực. Đều đặn 2 buổi trong tuần vào thứ 2 và thứ 4, hơn 400 em học sinh cùng thầy cô giáo của Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Chảy thêm phấn khởi khi được mặc trên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Tất cả đều cảm thấy tự hào khi trên con đường học tập, tìm kiếm tri thức được mặc trên mình những bộ truyền thống của dân tộc quê hương. Được mặc trên mình bộ trang phục dân tộc Nùng đến lớp.

Đứng trước thực trạng đó, để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc, huyện Mường Khương đã và đang có những việc làm thiết thực như tăng cường thông tin, hoàn thiện hệ thống thể chế và các thiết chế văn hóa; duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống, quan tâm đến nghệ nhân và mở các lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Từ năm 2019, huyện Mường Khương đã triển khai dự án bảo tồn văn hóa truyền thống như khôi phục chữ viết, bảo tồn các làn điệu dân ca, làn điệu múa đến từng thôn bản và được nhân dân hưởng ứng.

Bên cạnh đó, huyện đã tập trung sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nhóm dân tộc thiểu số như: Mông, Nùng, Pa Dí, Tu Dí... có nguy cơ mai một về dân ca và chữ viết; vốn dân vũ trong đó có múa khèn, múa ngựa; vốn tri thức văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống để làm cơ sở tiến tới lập quy hoạch di sản văn hóa phi vật thể của một số dân tộc điển hình trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, huyện cũng khuyến khích duy trì những phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đời sống văn hóa người dân; khơi dậy sức sáng tạo trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa trong thời kỳ mới; giữ gìn truyền thống văn hóa gia đình, làng, bản, khu phố, tạo điều kiện cho quần chúng tiếp nhận thông tin về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.

Mường Khương có 23 đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì dân tộc Dao đứng thứ 4 về số lượng người, hiện có khoảng hơn 3.000 người dao sinh sống rải rác khắp thôn, bản. Bên cạnh di sản văn hóa của dân tộc Dao là những bộ trang phục bắt mắt với đường thêu cầu kỳ thì văn hóa dao còn ghi dấu ấn với chữ viết đang được các nghệ nhân gìn giữ, lưu truyền cho thế hệ trẻ.

Với mong muốn chữ viết của người Dao không bị mai một theo thời gian bởi thực tế có rất nhiều người Dao không chỉ là các em nhỏ mà ngay cả người trung niên, cao tuổi không biết viết chữ Dao của dân tộc mình. Để bảo tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc Dao, hơn 10 năm nay nghệ nhân ưu tú Tẩn Khái Cường thôn Pờ Hồ xã Thanh Bình huyện Mường Khương đã mở lớp truyền dạy chữ dao ngay tại thôn.

Những dịp tổ chức ngày hội văn hoá du lịch, huyện Mường Khương đã tổ chức cho đồng bào các dân tộc thiểu số phục dựng lại một số nghi lễ truyền thống của dân tộc mình. Qua việc tổ chức phục dựng các nghệ nhân, trưởng thôn có dịp trao truyền lại cho lớp trẻ những kiến thức, nghi lễ phục dựng các lễ hội. Trong quá trình phục dựng, các nghệ nhân cũng đã cố gắng giữ lại nguyên bản sắc văn hoá dân tộc, để quảng bá và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Qua đó, góp phần gìn giữ di sản văn hóa tinh thần quý báu thể hiện truyền thống tốt đẹp và bản sắc riêng của từng dân tộc, góp phần tạo nên sản phẩm văn hóa độc đáo phục vụ khách đến thăm quan du lịch. 

Huyện Mường Khương xác định việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy, những năm qua địa phương đã giành nhiều nguồn lực đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ thực hiện các đề án bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số và đạt được những kết quả tích cực. Qua đó góp phần bảo tồn phát huy và tôn vinh những gía trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Điệu múa khăn của đồng bào dân tộc Bố Y xã Thanh Bình, Mường Khương. Ảnh: ND

Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc cũng được huyện Mường Khương quan tâm chú trọng thực hiện thông qua công tác nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống. Qua khảo sát tại các xã, thị trấn của huyện phải đến 20 năm không còn xã nào tổ chức Lễ hội ‘‘Nhé khố sinh’’- một trong những lễ hội truyền thống của dân tộc Bố Y (dân tộc ít người của cả nước). Lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc phòng, chống khô hạn, quy ước bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước cho thôn bản, bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là nghi thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Bố Y gắn liền với tập quán tín ngưỡng, lễ tết và canh tác nông nghiệp tại các bản làng người Bố Y. Việc phục dựng, tái hiện lễ hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ ngày nay.

Nhờ sự cố gắng nỗ lực của cả một tập thể đoàn kết, giàu truyền thống văn hóa đến nay, huyện Mường Khương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản phi vật thể cấp Quốc gia gồm: Lễ hội Gầu Tào, Lễ Tạ ơn trâu, Nghệ thuật tranh cắt giấy, Lễ cúng rừng của người Thu Lao xã Tả Gia Khâu, Trống trong nghi thức của người Mông; Di sản phi vật thể có động Hàm Rồng.

Các lễ hội truyền thống được duy trì tổ chức và ngày càng đi vào chiều sâu. Huyện cũng thường xuyên tổ chức các chương trình dân ca, dân vũ ở các xã, thị trấn với các nội dung dân ca của từng dân tộc, các điệu múa, trò chơi dân gian... từ đó góp phần tạo nên một Mường Khương giàu bản sắc.

Theo ông Phạm Xuân Thái, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mường Khương cho biết: Huyện Mường Khương hiện có 7 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, gồm: Trống trong nghi lễ người Mông; lễ cúng rừng (cấm bang) của dân tộc Thu Lao; nghệ thuật trang trí trên trang phục người Bố Y; nghệ thuật trang trí trên trang phục người Nùng Dín; nghệ thuật tranh cắt giấy (Chàng Slaw) của người Nùng; Tết Sử giề pà (Lễ tạ ơn trâu) của dân tộc Bố Y; Lễ hội Gầu tào của người Mông xã Pha Long. Cùng với đó, huyện có 1 Nghệ nhân Nhân dân và 5 Nghệ nhân Ưu tú thuộc các dân tộc: Nùng, Bố Y, Mông, Dao.

Những năm qua, xác định việc bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, gìn giữ các di sản văn hóa phi vật thể có vai trò rất quan trọng, ngành văn hóa huyện đã chú trọng phát hiện, lập hồ sơ đề nghị công nhận Nghệ nhân Ưu tú; tổ chức lớp truyền dạy kỹ thuật trồng bông, trồng lanh, dệt vải, thêu, ghép hoa văn trên trang phục các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao trên địa bàn các xã: Thanh Bình, La Pan Tẩn, Nấm Lư, Pha Long, Tả Gia Khâu và thị trấn Mường Khương; xây dựng các thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, bảo tồn bản sắc các dân tộc ở các thôn, bản.

Cũng theo ông Thái, khó khăn trong công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của huyện Mường Khương là hạn chế về kinh phí tổ chức các hoạt động; một số nghệ nhân đã cao tuổi, trong khi giới trẻ không có nhiều người dành thời gian cho hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống. Từ năm 2022 - 2023, nhờ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện được đầu tư kinh phí mở 2 lớp dạy múa ngựa giấy và làm ngựa giấy của người Nùng Dín tại xã Tung Chung Phố; tại xã Nấm Lư mở lớp bảo tồn dân ca dân tộc Nùng Dín; tại xã Thanh Bình mở lớp truyền dạy dân ca, dân vũ dân tộc Bố Y.

Huyện Mường Khương mong muốn trong thời gian tới tiếp tục được Đảng, Nhà nước và tỉnh quan tâm để có thêm những chương trình, dự án bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung, gìn giữ các di sản văn hóa phi vật thể nói riêng gắn với phát triển du lịch.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm