Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bùi Bình
Chủ nhật, 24/12/2023 - 08:51
(Thanh tra) - Tối 23/12, tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Nghệ thuật Khèn Mông và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông, đồng thời tổ chức Khai mạc Festival trình diễn Khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ Dày năm 2023.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao chứng nhận đưa hai nghệ thuật vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Bùi Bình
Dự buổi lễ có lãnh đạo Hội đồng Dân tộc Quốc hội; Ủy ban Dân tộc Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện một số cơ quan Trung ương; lãnh đạo tỉnh Yên Bái, một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc; đông đảo nhân dân và du khách gần xa.
Mỗi điệu khèn, mỗi nét hoa văn được đồng bào dân tộc Mông tạo ra trên vải thể hiện những triết lý sống cao đẹp, sự sáng tạo và trình độ nghệ thuật cao. Nếu như Khèn là phương tiện kết nối cộng đồng, phản ánh sâu sắc những sắc thái tình cảm, tâm tư cuộc sống, sự thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời làm tôn lên vẻ khỏe mạnh, dẻo dai của các chàng trai Mông, thì Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người phụ nữ Mông, mang giá trị tinh thần gắn với nhân sinh quan, vũ trụ quan của tộc người.
Trong 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nói trên thì Nghệ thuật khèn của người Mông được xếp vào loại hình “Tập quán xã hội và tín ngưỡng - Nghệ thuật trình diễn dân gian”; còn Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông thì được xếp vào loại hình “Tri thức dân gian”.
Tại buổi lễ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố và trao các chứng nhận đưa Nghệ thuật khèn của người Mông và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn khẳng định: Lễ công bố Quyết định và đón nhận chứng nhận 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hôm nay là dịp để tôn vinh giá trị văn hóa của di sản, cũng như tri ân những nỗ lực thầm lặng, bền bỉ của cộng đồng, của các nghệ nhân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản; đồng thời thúc đẩy trách nhiệm trao truyền di sản giữa các thế hệ và thực hành di sản trong cộng đồng, để di sản tiếp tục được lan tỏa hôm nay và mai sau; “biến di sản thành tài sản” phục vụ quá trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Vui mừng khi các nét văn hoá độc đáo của dân tộc mình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ông Giàng A Pàng, nghệ nhân khèn Mông ở xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải bày tỏ, nghệ thuật của người Mông được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bản thân tôi và mọi người rất vui. Đối với cộng đồng thì mang lại nhiều giá trị, góp phần phát huy những giá trị của di sản để không bị mai một. Trong thời gian tới thì tôi tiếp tục truyền dạy cho các cháu sau này.
Tại Lễ hội, nhân dân và du khách đã được chứng kiến màn diễu diễn thể hiện các nét văn hóa đặc sắc, với sự tham gia của 250 diễn viên; theo dõi màn trình diễn múa khèn của hơn 1.000 nghệ nhân và học sinh.
Đặc biệt du khách và nhân dân được thưởng thức Chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Thanh âm giữa ngàn mây” gồm 3 chương: “Khát vọng lời khèn”, “Âm vang trong mây ngàn” và “Tiếng khèn gọi mùa Xuân” của nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng và các nghệ nhân, diễn viên, cùng các em học sinh.
Tới Mù Cang Chải dịp này, du khách còn được trải nghiệm “không gian văn hóa dân tộc Mông”, triển lãm ảnh đẹp các huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu; tham gia hoạt động bay dù lượn tại đèo Khau Phạ và trải nghiệm các hoạt động du lịch độc đáo trong mùa hoa Tớ dày (một loại hoa đào rừng) nở đỏ thắm các triền núi đồi, khoác lên vùng cao Mù Cang Chải một màu áo mới rực rỡ nhất trong năm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.
N. Phê - L. Bình
13:19 22/11/2024(Thanh tra) - Sáng 22/11, giải chạy địa hình LAAN Ulltra Trail 2024 và hành trình chinh phục đỉnh cao do Công ty Cổ phần Lâm An Lạc Dương tổ chức đã chính thức khai mạc.
Vũ Linh
12:37 22/11/2024Phương Anh
12:37 22/11/2024Lê Hữu Chính
08:59 22/11/2024Thái Hải
21:03 21/11/2024N. Phê - L. Bình
16:20 21/11/2024Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải