Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bài và ảnh: Đức Tuyền
Thứ năm, 21/10/2021 - 17:21
(Thanh tra) - Từ thế kỷ 16 cho đến lúc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An" vào ngày 19/12/2006, người Đan Lai đã bị sự lạc hậu và thâm u của rừng già vây hãm đến hơn 400 năm.
Người Đan Lai và tục ngủ ngồi
Nhờ chương trình này, cộng đồng người Đan Lai chính thức được “thắp lửa” để từ đó có vươn lên, phát triển và hòa nhập cùng các dân tộc anh em trên dải đất Việt hình chữ S.
Cuộc sống lạ giữa đại ngàn
Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Đan Lai được coi là một nhóm dân tộc nhỏ. Hiện tại, theo thống kê, dân tộc này có khoảng trên 3.000 người và chỉ sống duy nhất tại huyện miền núi Con Cuông, thuộc miền Tây tỉnh Nghệ An. Tại huyện này, thuở ban đầu, người Đan Lai cũng chỉ chọn những địa danh như Cò Phạt, Khe Khặng, Khe Búng, nằm trong vùng lõi của miền rừng quốc gia Pù Mát, lấy những tán rừng già làm chỗ náu thân và sống hết sức hoang dã bằng săn bắn và hái lượm.
Chính việc tách bạch hẳn với cộng đồng sống này đã làm cho người Đan Lai có những tập tục, nhiều lúc đã làm tê liệt sự phát triển của chính mình. Người Đan Lai không có văn hóa riêng biệt của dân tộc mình. Ngôn ngữ của họ là sự pha trộn, lai tạp giữa tiếng Kinh và tiếng dân tộc Thái. Sắc phục thì họ ăn mặc gần giống với người Thái đen. Nói chung, tính đến thời điểm này chưa có một sự nhất quán về nguồn gốc của người Đan Lai.
Trước đây, muốn tìm vào “thủ phủ” của người Đan Lai hành trình rất khó khăn. Từ thành phố Vinh của Nghệ An, cắt đường lên miền Tây, vượt khoảng 200km thì tới huyện Con Cuông. Từ đây, muốn vào tiếp các bản như bản Cò Phạt, bản Búng, bản Khe Khặng - nơi thuần nhất của người Đan Lai lại phải ngược sông Giăng mà đi lên, với bao thác ghềnh và đá hộc bủa vây.
Gặp người Đan Lai, sự gây chú ý và thương cảm nhất, đó là cách ngủ ngồi của họ. Cuộc sống của một họ tộc bị xua đuổi đã tạo ra sự kháng cự, nơm nớp lo sợ, hình thành ngay trong cách ngủ của người Đan Lai mà hơn 400 năm nay vẫn được họ lưu giữ. Lý giải về cách ngủ ngồi hết sức riêng biệt này, nhiều người cho biết: Họ ngủ như vậy để tránh thú dữ và có thể bỏ chạy được ngay khi có người lạ tiếp cận.
Tục ngủ ngồi, thông thường được người Đan Lai thể hiện bằng ba cách. Cách thứ nhất, họ ngồi, nắm hai bàn tay lại đưa lên đỡ trán để ngủ. Cách thứ 2 là đẽo cây thành chạc hay chặt cây đã có chạc sẵn để đỡ cằm khi ngủ. Cách 3 là họ trực tiếp dùng gậy hoặc thanh củi, tay nắm chặt một đầu rồi tỳ trán vào đó để ngủ.
Do xuất phát từ một cuộc sống náu thân dưới tán rừng già, lại thêm việc tách bạch khỏi cộng đồng sống, không có nơi và không dám giao lưu với các dân tộc khác nên người Đan Lai đã duy trì tập tục hôn nhân cận huyết thống, thậm chí là đồng huyết. Thanh niên nam nữ người Đan Lai cứ 14 - 15 tuổi là có thể đi tìm bạn và có quan hệ giới tính rồi lập gia đình. Họ có thể sinh con đẻ cái một cách thoải mái nên nhiều gia đình người Đan Lai thế hệ cũ thường có từ 10 con trở lên.
Người Đan Lai có thể là dân tộc duy nhất và lạc hậu nhất trong cách canh tác của mình. Hầu như họ không biết làm nương rẫy, cuộc sống chỉ chủ yếu dựa vào tự nhiên, bằng cách như săn bắn, hái lượm. Những năm trước, nhiều người còn bảo người Đan Lai còn không biết làm nhà. Họ chủ yếu làm lều lán để sống tạm qua ngày. Có nhiều người, nhiều gia đình còn làm chòi trên cây như tổ chim để ngủ. Cuộc sống của họ đã có lúc nguyên thủy hết sức.
Tương lai sáng cho Đan Lai
Từ thế kỷ 16 cho đến lúc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An" vào ngày 19/12/2006, người Đan Lai đã bị sự lạc hậu và thâm u của rừng già vây hãm đến hơn 400 năm.
Những năm 80 của thế kỷ 20, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An là lực lượng đầu tiên phát hiện ra người Đan Lai trong lần họ tổ chức một cuộc hành quân có quy mô vào khu vực vùng lõi của khu rừng nguyên sinh Pù Mát. Đây cũng là lần đầu tiên họ phát hiện ra một tộc người có những dấu hiệu hết sức khác biệt với các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn.
Đứng trước nguy cơ có thể coi là suy giảm đến ngưỡng diệt vong của dân tộc này, từ những sự đề xuất, Chính phủ đã nhanh chóng vào cuộc. Hàng trăm cuộc thâm nhập, hàng chục tỷ đồng được đầu tư vào, người Đan Lai đã được cứu thoát khỏi sự bủa vây của rừng già, trước nguy cơ biến mất do điều kiện sống và các tập tục chi phối.
Để cứu người Đan Lai, đầu tiên là phải đưa họ ra khỏi chốn rừng già, gần nơi thuận tiện cho sự đi lại để dễ đầu tư và tăng sự giao lưu học hỏi giữa họ và các dân tộc khác. Các bản định cư như Tân Sơn, Cửa Rào, Khe Bu, Môn Sơn… đã được hình thành, vận động và đón người Đan Lai về. Đề án bảo tồn, phát triển bền vững dân tộc Đan Lai đã giúp 146 gia đình dân tộc Đan Lai ở hai bản Búng và Cò Phạt được di dời ra khỏi rừng sâu. 30 hộ còn lại ở lại bản Cò Phạt nhưng được đầu tư hạ tầng điện, đường, trường, trạm… để làm điểm du lịch sinh thái.
Bằng sự đầu tư, bằng quyết tâm của các ban, ngành mà chỉ sau hơn 10 năm ngắn ngủi, cuộc sống của người Đan Lai đã có sự chuyển biến khá rõ rệt. Trẻ em các dân tộc Đan Lai ở các bản định cư đã hòa nhập, không còn phải sợ người lạ và được cắp sách đến trường. Nhiều học sinh ở đây đã đủ trình độ và điều kiện để theo học lên cấp trung học cơ sở, tiêu biểu như em La Thị Na còn ra cả tỉnh để học tại trường nội trú.
Từ một dân tộc sống co cụm, luôn bị kỳ thị thì ngày nay các thanh niên nam nữ người Đan Lai đã được cộng đồng cưu mang, đã dám và được kết hôn với người Thái cũng như các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn. Con cái của các thế hệ có sự giao hòa về máu, gien giữa người Đan Lai và các dân tộc khác đã khỏe mạnh, không còn chết yểu giữa đại ngàn do tình trạng hôn nhân cận huyết và đồng huyết nữa.
Mới đây, bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn, được lựa chọn làm khu tái định cư tiếp theo cho người Đan Lai. Sau một thời gian về khu tái định cư này, cuộc sống của người dân Đan Lai có nhiều đổi khác. Từ 41 hộ ban đầu, đến nay, bản Thạch Sơn đã có 54 hộ với 265 khẩu, cuộc sống của người dân đã ổn định, con cái được học hành đầy đủ. Hiện trong bản 100% nhà kiên cố, 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, trẻ em trong độ tuổi được đến trường.
Bà Kha Thị Tím, Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết: Hiện nay, nhiều điển hình kinh tế đã xuất hiện, như anh La Quang Vinh (bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn) được đánh giá là hộ Đan Lai năng động, chịu khó học hỏi và tích cực khai hoang. Gia đình anh trồng được các loại cây lương thực, hoa màu. Ngoài ra còn trồng hơn 2ha gỗ xoan kết hợp làm kinh tế trang trại và chăn nuôi, mỗi năm cho thu nhập hàng chục triệu đồng.
Hay ông La Văn Thám, ở bản Tân Sơn; chị La Thị Nguyệt ở điểm tái định cư Cửa Rào; hai hộ này trồng lúa nước kết hợp làm kinh tế trang trại đã cho thu nhập 30 - 50 triệu đồng/năm.
Hiện nay hầu hết hộ gia đình ở các khu tái định cư đều có ti vi, điện thoại, nhiều hộ đã sắm được xe máy và các vật dụng đắt tiền trong gia đình. Con em Đan Lai đều được đến trường, nhiều em đã học lên THCS, THPT và đại học. Bà con Đan Lai đang đổi thay tích cực và tự tin hòa nhập với các dân tộc anh em.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân