Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 06/05/2019 - 10:18
Nhân dịp kỉ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2019), cùng sống lại với mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc với những bộ phim hay về chiến dịch chấn động địa cầu này.
Đây là bộ phim chiến tranh dạng bán tài liệu của đạo diễn Bạch Diệp, ra mắt lần đầu năm 1994 nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1994).
Hai nhân vật chính trong phim là Phương (Trần Lực), một tiểu đoàn trưởng bộ đội chủ lực và Tấm (NSƯT Thu Hà), cô nữ dân quân kiêm y tá xinh đẹp luôn hết lòng vì bộ đội. Phương và Tấm là hàng xóm với nhau từ nhỏ, hai người gặp lại nhau khi cùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy đơn vị của Phương có nhiệm vụ tiêu diệt Cứ điểm 206- cứ điểm bảo vệ sân bay Mường Thanh.
Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch, khi chỉ huy cuộc chiếm lĩnh Cứ điểm 206 Phương bị trọng thương và được đưa đến bệnh viện quân y nơi Tấm làm việc, ở đây Phương được Tấm – người luôn thầm yêu anh hết lòng chăm sóc. Khi vết thương đã lành, Phương tạm biệt Tấm để trở lại đơn vị, cuộc chia tay của họ diễn ra ở một cánh rừng nở đầy hoa ban đỏ. Nhưng cuối cùng, đến ngày Cứ điểm bị đập tan, khi các đoàn quân hành trở về, mặc cho Tấm chạy khắp cánh đồng Mường Thanh nhưng Phương đã không còn trở về.
Bên cạnh câu chuyện tình yêu buồn của Phương và Tấm, bộ phim cũng khiến khán giả rơi nước mắt với cảnh một đơn vị khi ra đi còn nguyên quân số mà chỉ qua một đêm đã hy sinh gần hết, hay cảnh anh thương binh bị thương ở đầu đang gào thét xung phong rồi bỗng ngoan như đứa trẻ con ngồi chơi bắn bi với Tấm.
“Hoa ban đỏ” khắc họa một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc nhưng hy sinh, mất mát và đau thương của con người trong chiến tranh nhưng trên hết là ý chí kiên cường, bất khuất quyết chiến tới cùng của quân và dân ta trong trận đánh lịch sử này.
“Kí ức Điện Biên”
Đây là bộ phim truyện nhựa thứ sáu của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, do Hãng phim truyện Việt Nam thực hiện và được nhà nước cấp kinh phí 13 tỷ đồng (khoảng một triệu USD theo thời giá), một kinh phí cao so với các phim cùng thời, thậm chí những cảnh cuối của bộ phim còn được quay ở Paris để kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2004). Theo dự kiến ban đầu, bộ phim mang tên “Người hàng binh” theo kịch bản của Nguyễn Thị Hồng Ngát và Đỗ Minh Tuấn, về sau phim được đổi tên thành “Ký ức Điện Biên”.
“Ký ức Điện Biên” được tái hiện qua trí nhớ của Bạo (Phạm Quang Ánh), một lính vệ quốc đoàn trong chiến dịch Điện Biên Phủ và Bernard khi họ gặp lại nhau. Trong quá khứ, Bernard là một trung sĩ thuộc đơn vị Huguette 1 trực tiếp bảo vệ sân bay Mường Thanh nhưng vì quá chán ghét chiến tranh và không chịu nổi việc chứng kiến cảnh đồng đội bị cưa chân mà không có thuốc mê, Bernard đầu hàng Việt Minh để bảo toàn mạng sống của mình. Khi ấy Bạo là một chiến sĩ trong đơn vị bộ đội, anh được lệnh dẫn Bernard về hậu phương để khai thác thông tin.
Dọc đường đi, Bernard bị thương trong một trận rải bom của quân Pháp. Cả hai tình cờ gặp được Mây (Kiều Anh) là một y tá trong đơn vị dân công đang tải gạo lên chiến trường. Vì muốn nhanh chóng trở về đơn vị, Bạo đã nhờ Mây đi cùng mình để chăm sóc cho Bernard, rồi cả Bernard và Bạo cùng có cảm tình với Mây.
Câu chuyện trở nên rắc rối khi Bernard đột ngột muốn quay lại chiến trường để khai thêm thông tin giúp quân ta chiếm sân bay Mường Thanh vì trên đường đi Bernard đã thấy rất cảm phục khi quân và dân ta sẵn sàng chiến đấu, hy sinh tới cùng vì độc lập, thậm chí anh còn tham gia làm anh nuôi trên chiến trường.
Tuy nhiên lúc này, khi chứng kiến sự gần gũi giữa Bernard và Mây đã khiến Bạo phải cố gắng kìm nén ghen tuông và đau khổ.Trong một đêm mưa, khi thấy vắng Bernard, nghĩ rằng Bernard bỏ trốn, Bạo đã vác súng đi tìm để giết anh. Mây đuổi theo can ngăn không được. Nhưng khi chứng kiến cảnh Bernard ngồi khóc giữa bãi xác đồng đội, Bạo như tỉnh ngộ. Chính trong khoảnh khắc bừng tỉnh tính nhân văn ấy, anh dã có Mây. Cảnh Mây ôm choàng lấy Bạo khi mũi súng hạ xuống hiện lên như bức tượng của nhân tính và tình yêu trên nền trời đêm rực rỡ những vệt pháo sáng bay lên.
“Ký ức Điện Biên” hấp dẫn khán giả ở sự đan xem giữa ký ức và hiện tại, sự kết hợp khéo léo giữa hồi tưởng quá và mong ước tương lai. Bên cạnh những hình ảnh đậm chất chiến tranh như những hào bốt, những tiếng bom đạn, cảnh chiến đấu hay những xác chiến la liệt trên thực tế chiến trường, khán giả còn thấy được khao khát hòa bình qua điệu múa cầu hồn hay hình ảnh những người lính Pháp hóa thành những con bồ câu trắng trong trí tượng tượng của Bernard.
"Đường lên Điện Biên"
“Đường lên Điện Biên” là bộ phim truyền hình Việt Nam dài 26 tập của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng (kịch bản: Lê Ngọc Minh - Khuất Quang Thụy - Bùi Tuấn Dũng). Đây là bộ phim dài tập đầu tiên nói về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Phim xoay quanh hành trình của một tiểu đoàn 5 – tiểu đoàn bộ binh chủ lực trong chuyến hành quân xuyên Tây Bắc để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Song song với họ là chuyến đi của 500 cô gái dân công.
Không chỉ nói về những cảnh chiến đấu hay sự khốc liệt của cuộc chiến mà phim còn tập trung vào những khoảng lặng, câu chuyện tình lãng mạn là biểu trưng cho sự gắn bó giữa bộ đội và dân công hỏa tuyến.Tình yêu và lửa đạn, máu và nước mắt cùng hào khí ngàn năm hội tụ ở một thế hệ cha ông để làm nên chiến thắng thần thánh của dân tộc. Bi tráng mà không kém phần lãng mạn là mạch nguồn xuyên suốt của bộ phim.
25 tập phim đã khắc họa đậm nét tính dân dã của người dân công hỏa tuyến miền Trung và Bắc Trung bộ hòa quyện với chất hào hoa của người thị thành xưa trong bối cảnh của cuộc chiến lịch sử.
Để có những thước phim đẹp ưng ý, đoàn làm phim “Đường lên Điện Biên” đã phải di chuyển trên rất nhiều tỉnh thành trong cả nước. Từ Hà Nội đến Điện Biên, Sơn La, Yên Bái… với thời gian khá gấp rút để kịp thời lên sóng vào đúng dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014).
"Điện Biên Phủ - Cuộc chiến giữa hổ và voi"
Bộ phim được thực hiện bởi đạo diễn Daniel Roussel, từng là phóng viên thường trú của tờ báo cánh tả Pháp L’Humanite (Nhân đạo) tại Việt Nam trong giai đoạn 1980 - 1986, trước khi trở thành nhà làm phim. Ông từng nhiều lần được gặp và phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp và làm nên "Cuộc chiến giữa hổ và voi", bộ phim tài liệu nói về trận chiến lừng lẫy năm 1954. Sau đó bộ phim được Đài Truyền hình Việt Nam mua bản quyền phát sóng năm 2009, nhân dịp kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cuối năm 1953, Pháp sa lầy vào trên chiến trường Đông Dương. Để tìm giải pháp đàm phán ưu thế, Henri Navarre được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Ngày 20/11/1953, Pháp bắt đầu nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và xây dựng nơi đây thành pháo đài. Pháp tin Việt Minh với cách đánh truyền thống, khó khăn vũ khí và hậu cần, sẽ thất bại. Vì thế, ngay từ đầu năm 1954, Pháp cho máy bay rải tuyền đơn thách thức Việt Minh tấn công.
Trong phim, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói, lúc đầu, Bộ Tổng Tham mưu vạch ra kế hoạch tấn công chớp nhoáng vào đêm 25/1/1954. Tuy nhiên, do thông tin bị rò rỉ, Đại tướng dời ngày tấn công sang 5h sáng 26/1. Ngày đêm 25/1, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã suy nghĩ và đưa ra "quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân", chuyển từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh", sang "đánh chắc, tiến chắc".
Tướng Giáp nhận định "điều quan trọng không phải là một cuộc tấn công chớp nhoáng mà là một cuộc chiến dài hơi, nghiền nát từng phần của quân địch".
17h30 ngày 13/3/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Sau ba đợt tấn công, đến 17h30 ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Tướng De Castries và toàn bộ Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng.
Sau khi Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ, Hội nghị Geneva ngày 8/5/1954 bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương. Sau hội nghị, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam và chấm dứt chế độ thực dân ở các nước này.
Mặc dù mang những nhan đề và hình thức truyền tải khác nhau, nhưng những bộ phim về chiến dịch chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đều đưa đến cho khán giả cái nhìn chân thực, xúc động nhất về những con người đã làm nên lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Theo Lộc Liên/TPO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà