Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 05/07/2012 - 06:56
(Thanh tra) - Đầm Thị Nại là một đầm nước mặn có diện tích khoảng 50 km2, dài hơn 15 km, rộng khoảng 4 km, nằm ở phía Đông Bắc TP. Quy Nhơn và một phần huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định. Nhìn khoảng mặt nước mênh mông, lăn tăn sóng nước, những cánh rừng đước bạt ngàn, thanh bình bên hữu ngạn, không ai nghĩ nơi đây đã từng một thời tan thương, từng chôn vùi hàng trăm ngàn sinh linh giữa các trận chiến ác liệt giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn Gia Miêu.
Đăng lưới cá nục, cá cơm trên Đầm Thị Nại. Ảnh: Hoàng Tuấn
Đầm Thị Nại là túi nước khổng lồ của hai con sông lớn Hà Thanh và Sông Côn trước khi đổ ra biển Đông, những dải đất ven đầm được hai con sông bồi đắp thành những đồng bằng phì nhiêu chạy dọc các dãy núi. Theo Địa dư chí và một số chứng cứ lịch sử, khoảng 500 năm trước, đầm rộng gấp 3 lần bây giờ. Một nửa (phía Bắc) TP. Quy Nhơn và một phần huyện Tuy Phước xưa kia nằm dưới lòng đầm.
Đầm Thị Nại tên cũ là Hải Hạc Đàm, nguyên gốc tiếng Phạn là Cri Vinaya đã được phiên âm qua tiếng Hán thành Thị-lị-bì-nại, người Hoa gọi cảng này là Tân Châu. Vì tên quá dài nên dân gian gọi tắt là Thị Nại.
Đầm nằm sâu trong đồng bằng, được núi Xương Cá (chuổi cồn cát lớn và dãy núi nhấp nhô chạy từ mũi Phương Mai đến Cát Tiến, Phù Cát) bao bọc che chắn như một bức tường thành ngăn cách đầm với biển Đông. Một phần nhỏ của đầm Thị Nại tiếp giáp vịnh Quy Nhơn được sử dụng làm Cảng biển Quy Nhơn.
Với vị trí cửa ngõ quan trọng, hàng ngàn năm qua, nơi đây từng diễn ra những chiến trận ác liệt từ đời Vua Lý Thánh Tông đến thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hiện nay, những chứng tích lịch sử đó đang nằm dưới đáy đầm, một số đang được Bảo tàng Bình Định và Bảo tàng Tây Sơn lưu giữ.
Thời chống Mỹ, đầm Thị Nại đã chứng kiến một sự kiện mới là hải cảng Quy Nhơn được xây dựng thành cảng nước sâu, quy mô lớn nhất khu vực, nơi tiếp nhận và cung cấp mọi phương tiện chiến tranh của đế quốc Mỹ cho chiến trường Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Nhiều trận chiến đấu ác liệt giữa ta với địch đã diễn ra trên đầm, chiến công của bộ đội được nhiều người biết đến là vào năm 1972, lực lượng đặc công nước đã đánh chìm tàu quân sự có trọng tải 10.000 tấn của địch tại cầu cảng Quy Nhơn.
Năm 2006, chính quyền tỉnh Bình Định khánh thành cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, nối liền đô thị Quy Nhơn với bán đảo Nhơn Hội. Cầu Thị Nại dài 2,5km, bắt qua nơi hẹp nhất của lòng đầm. Cầu Thị Nại đã trở thành biểu tượng của TP. Quy Nhơn và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách mỗi khi ghé thăm Quy Nhơn - Bình Định.
Từ trên cầu Thị Nại phóng tầm mắt về cửa Giả (cửa biển) một hòn đảo nhỏ hiện lên như con rùa đang đội sóng, cao khoảng 2 - 3m, người địa phương gọi nơi đây là hòn Thầy Bói. Tương truyền, xưa có một ông thầy xem bói rất giỏi đến đây xây tháp hành nghề, người sùng mộ phải đi thuyền ra xem bói. Sau khi ông qua đời, tháp bị thời gian và gió bão phá sập không còn nữa.
Một thuyết khác cho rằng, Thầy Bói là tên một loại chim ăn cá (theo cách gọi của người miền Bắc), còn gọi là chim Bói Cá. Sau khi bay lượn bắt cá trên đầm, chim thường tụ tập, nghỉ ngơi trên các mỏm đá, cụm đá có hình giống như ngọn tháp nên dân gian gọi là tháp Thầy Bói. Không rõ thuyết nào đúng, nhưng tháp Thầy Bói nhô lên giữa đầm như một hòn non bộ làm cho cảnh quan thêm phần sinh động, hấp dẫn.
Cảnh quan thiên nhiên ấy tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình, thắng cảnh Thị Nại đã được nhân dân đúc kết thành câu ca dao: Bình Định có núi Vọng Phu/Có Đầm Thị Nại có Cù lao Xanh…
Vì là túi nước của hai con sông, nên đầm Thị Nại có môi trường ổn định, giàu dinh dưỡng, thủy hóa thích hợp nên hải sản ở đây cũng phong phú và đa dạng. Ngoài tôm, cua và rong câu để xuất khẩu… nổi tiếng nhất là nước mắm Vạn Gò Bồi, đó là sản phẩm có hương vị đặc trưng của địa phương mà không nơi nào có được.
Nước mắm Vạn Gò Bồi được làm từ cá nục gai và cá nục vọng, loài cá này chỉ có duy nhất sống trong đầm Thị Nại. Nhà thơ Xuân Diệu khi hồi tưởng nhớ về quê ngoại không thể nào quên được: “Ôi, tôi mang sẵn cất sâu thay/ Từ lúc má tôi đẻ tôi ra ở Vạn Gò Bồi làm nước mắm/ Một hạt muối trong tim dể mặn với tất cả những gì đằm thắm...”.
Đầm có diện tích rộng lớn, quanh năm nước xanh biếc, được dãy Phương Mai che chắn gió bão, Thị Nại rất phù hợp với phát triển những môn thể thao dưới nước và du lịch nghỉ dưỡng. Hiện nay, phía bên bờ bán đảo Nhơn Hội đã triển khai những dự án khu vui chơi và nghỉ dưỡng. Hy vọng một ngày không xa, Thị Nại sẽ là điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Ngọc Tuấn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024TC
23:39 09/12/2024Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trọng Tài
Nam Dũng