Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hội Đền Mẫu Âu Cơ mở màn cho các lễ hội nơi đất Tổ

Thứ năm, 06/02/2014 - 21:49

Ngày 6/2 (tức mùng 7 tháng Giêng âm lịch), Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã chính thức khai hội.

Một nghi thức tế trong lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN

Ngày 6/2 (tức mùng 7 tháng Giêng âm lịch), Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã chính thức khai hội.

Đây là lễ hội mở màn cho các lễ hội tại đất Tổ Vua Hùng. Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cùng đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương đã thành kính dâng hương tưởng nhớ công lao trời biển của Mẹ Âu Cơ. 

Phần lễ được mở đầu với lễ tế Thành hoàng làng và phần rước kiệu, đem theo lễ vật từ đình về đền Mẫu Âu Cơ. 

Tiếp đó là phần tế nữ quan, được diễn ra theo nghi thức truyền thống, do 12 thiếu nữ thanh tân xinh đẹp và đức hạnh thực hiện. Các thiếu nữ mặc trang phục áo dài đỏ, vàng, hồng, đầu đội khăn kim tuyến, thắt lưng lụa.

Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ diễn ra trong ba ngày từ mùng 7-9 tháng Giêng. Chính hội Đền Mẫu Âu Cơ được tổ chức vào ngày mùng 7 nhưng ngay từ những ngày đầu Xuân mới, đông đảo người dân từ khắp nơi trên cả nước đã về Hiền Lương để thắp hương tưởng nhớ công ơn Mẹ Âu Cơ. 

Trong những ngày diễn ra lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian được tổ chức nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Theo truyền thuyết, vào ngày 7 tháng Giêng, tiên nữ Âu Cơ giáng trần, sau đó gặp gỡ và kết duyên với Lạc Long Quân, rồi sinh bọc trăm trứng và nở thành 100 người con. Đây là khởi nguồn của nòi giống Tiên Rồng - tổ tiên của người Việt. 

Sau khi nuôi các con khôn lớn, Lạc Long Quân đưa 50 người con về miền biển; Âu Cơ đưa 50 người con lên miền núi khai hoang, lập ấp, mở mang bờ cõi, hình thành vùng đất của người Việt cổ. 

Vùng đất xưa - nơi Mẹ Âu Cơ lập ấp - nay là xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Người dân đã được Mẹ Âu Cơ truyền dạy trồng lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, cho đến khi Mẹ cùng tiên nữ bay về trời vào ngày 25 tháng Chạp, để lại dưới gốc đa một dải yếm lụa. 

Để tưởng nhớ Mẹ Âu Cơ, người dân đã dựng ngôi miếu thờ phụng, đời đời hương khói.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự thành tâm công đức của các tổ chức, cá nhân, Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ đã được tu bổ, tôn tạo, xứng đáng là nơi tưởng nhớ cội nguồn của người Việt.
Theo TTXVN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm