Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Học lịch sử thực nghiệm để bảo vệ di sản thế giới

Thứ sáu, 27/07/2012 - 01:03

(Thanh tra) - “Từ trước đến nay, em chỉ học lịch sử qua sách vở và thuyết trình chay trên lớp nên rất khô và khó. Hôm nay được thăm quan, nhìn ngắm trực tiếp di sản khiến cho không khí buổi học rất lý thú, sinh động. Em chưa từng được tham gia một buổi học lịch sử nào lý thú và bổ ích như vậy”.

Học sinh tham gia học lịch sử tại Thành Nhà hồ

Đó là tâm lý hào hứng chung của hầu hết học sinh khi được tham gia một buổi học lịch sử “trải nghiệm” do Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ phối hợp với Bảo tàng lịch sử quốc gia tổ chức ngay giữa trung tâm Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá).


Chương trình học tập, sinh hoạt lịch sử cho đối tượng là học sinh phổ thông có chủ đề “Thành nhà Hồ - Nơi kết nối các giá trị văn hoá Việt”


Thông qua hình thức thăm quan thực tế, chiêm ngưỡng những hình ảnh lịch sử sống động và đặc biệt là phần thi trải nghiệm ngay giữa lòng di sản, các em học sinh được tiếp nhận kiến thức lịch sử một cách đầy đủ, toàn diện, chân thực và lý thú nhất.


Đối tượng là các em học sinh trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Mục đích chương trình nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá giá trị di tích lịch sử Thành nhà Hồ nói riêng, các giá trị văn hoá Việt Nam nói chung tới thế hệ trẻ.

Thành Nhà Hồ, di tích lịch sử cấp quốc gia

 
Trong buổi học tập dưới hình thức dã ngoại, các em học sinh được các hướng dẫn viên dẫn đi thăm quan Thành nhà Hồ, phòng trưng bày hiện vật lịch sử. Sau khi trải nghiệm thực tế, học sinh tiếp tục được tham gia một phần thi sôi nổi ngay trong lòng di sản thế giới. Chương trình này được mô phỏng theo Game show Đường lên đỉnh Olympia nhằm kiểm tra lại những kiến thức mà các em vừa lĩnh hội được.


Phần thi theo các chủ đề như, đoán ý đồng đội, nhận diện lịch sử, trò chơi ô chữ... với những câu hỏi liên quan đến Thành nhà Hồ và Vương triều Hồ, giúp học sinh có hệ thống kiến thức xuyên suốt, và toàn diện về lịch sử Thành nhà Hồ.


Em Lê Đức Trọng, lớp 10C2, trường THPT Lưu Đình Chất (huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá) chia sẻ “Lâu nay, em chỉ học lịch sử qua sách vở và thuyết trình chay do cô giáo trình bày trên lớp nên rất khô và khó tiếp thu. Hôm nay các em được thăm quan, nhìn ngắm trực tiếp di sản khiến cho không khí buổi học rất lý thú, sinh động và dễ hiểu. Em chưa từng được tham gia một buổi học lịch sử nào lý thú và bổ ích như vậy.”.

Học sinh hào hứng với môn học lịch sử thực tế


“Là một học sinh chuyên ban tự nhiên, nên môn xã hội các em cũng không chú ý nhiều lắm. Được học thực nghiệm khiến các em thấy môn lịch sử khá cuốn hút và có rất nhiều kiến thức bổ ích. Giúp các em có nhiều hơn vốn hiểu biết về xã hội, từ đó thêm yêu lịch sử dân tộc và truyền thống quê hương”, em Trần Thị Hảo, THPT Lưu Đình Chất nhận định sau buổi học.


Mong muốn có nhiều hơn những buổi học thực nghiệm dưới dạng sinh hoạt dã ngoại, đó là tâm sự chung của học sinh.


Thạc sỹ Nguyễn Kim Thành, Bảo tàng lịch sử Việt Nam cho biết, đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục của bảo tàng cho học sinh phổ thông” được triển khai thử nghiệm trong vòng 2 năm (2012 - 2013) do Bảo tàng lịch sử Việt Nam thực hiện.


Chương trình nhằm giúp học sinh hiểu rõ, yêu thích lịch sử dân tộc, hướng tới các giá trị chân, thiện mỹ. “Thông qua hình thức vừa học, vừa chơi”, học sinh được tiệm cận những tri thức và cảm xúc lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, bổ sung kiến thức lịch sử...”


Ông Nguyễn Xuân Toán, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cho biết, Thành nhà Hồ vừa được công nhận là di sản văn hoá thế giới, đó là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, để bảo vệ, giữ vững danh hiệu đó lại càng khó. Hơn nữa, trong bối cảnh phương pháp dạy và học lịch sử trong các nhà trường phổ thông đang bộc lộ nhiều hạn chế khi kiến thức mà giáo viên truyền thụ có phần khô cứng, sách vở thì mô hình dạy học thực nghiệm cần được quan tâm và nhân rộng.


“Hoạt động học tập bằng hình ảnh trực quan sẽ giúp các bạn học sinh trở thành những tuyên truyền viên tích cực để quảng bá hình ảnh Thành nhà Hồ đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản xứng tầm là di sản văn hoá chung của cả nhân loại. Để Thành nhà Hồ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và địa chỉ giáo dục truyền thống lịch sử cho cả nước cần có sự tham gia của tất cả mọi người, nhất là các bạn trẻ", ông Toán nhấn mạnh.

Văn Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024
Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Triển lãm giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tư liệu về "Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

(Thanh tra) - Thông tin từ Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng cục Chính trị giao Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.

Thái Hải

20:29 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm