Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Gìn giữ và phát huy các di sản văn hoá phục vụ cộng đồng

Kim Thành

Thứ bảy, 17/02/2024 - 21:52

(Thanh tra) - Ngày 17/2, UBND huyện Thủy Nguyên tổ chức Lễ hội Khai bút xuân Giáp Thìn và Hội thi Viết thư pháp bằng chữ Quốc ngữ năm 2024 tại Khu Tưởng niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc.

Quang cảnh Lễ hội Khai bút xuân Giáp Thìn 2024. Ảnh: KT

Lễ hội Khai bút xuân Giáp Thìn và Hội thi viết thư pháp bằng chữ Quốc ngữ năm 2024 của huyện Thuỷ Nguyên được tổ chức từ ngày 17 - 24/02 Dương lịch; cùng với lễ hội là kỷ niệm 486 năm ngày mất của Trạng nguyên Lê Ích Mộc được tổ chức vào ngày 14 - 15/02 Âm lịch là cơ hội để du lịch thập phương, bà con gần xa có cơ hội được thưởng ngoạn danh thắng Khu Tưởng niệm, cùng dâng nén hương thơm và lòng thành kính tri ân đến Trạng nguyên Lê Ích Mộc và các bậc tiền nhân; mong cầu một năm may mắn, bình an, hạnh phúc; được hoà mình vào nhiều hoạt động trải nghiệm văn hoá, tham gia gìn giữ và phát huy các di sản văn hoá phục vụ cộng đồng.

Trong lễ hội, còn giới thiệu những sản phẩm văn hoá, nét đặc trưng truyền thống của đất và người Thuỷ Nguyên như: Hát Đúm, hát ca Trù hoặc những vật phẩm được các bàn tay khéo léo của các em học sinh và thầy cô giáo làm ra. Qua đó góp phần tuyên truyền về lịch sử văn hoá, tiềm năng, thế mạnh trong phát triển của huyện.

Quang cảnh Lễ hội Khai bút xuân Giáp Thìn và Hội thi Viết thư pháp. Ảnh: KT

Lễ hội Khai bút xuân Giáp Thìn và Hội thi Viết thư pháp bằng chữ Quốc ngữ năm 2024 được tổ chức tại Khu Tưởng niệm Trạng Nguyên Lê Ích Mộc - 1 trong 3 vị Trạng nguyên và cũng chính là vị Trạng nguyên khai khoa của thành phố Hải Phòng.

Trạng nguyên Lê Ích Mộc là người xã Thanh Lãng, xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Thủa nhỏ, do nhà nghèo lại mồ côi cha, ông phải đến ở nhờ tại chùa Diên Phúc của làng để được học tập. Ông nổi tiếng là người thông minh, mẫn tuệ. Ông đỗ Trạng nguyên tại khoa thi năm Nhâm Tuất (năm 1502).

Sau được triều đình trọng dụng, giữ đến chức Tả Thị lang. Sau ông trở về quê nhà tiếp tục nghiên cứu đạo Phật; mở trường dạy học để đào tạo hiền tài, cùng với dân làng phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Theo sử sách, tục khai bút và đi xin chữ đầu xuân tại Việt Nam xuất hiện vào thế kỷ 13, gắn liền với thân thế của danh nhân Chu Văn An. Thủa trước, Lễ khai bút đầu năm của người xưa được thực hiện sau giao thừa, chính là thời khắc đầu tiên của năm mới. Các quan lại, nhà nho, nhà giáo thường đốt lư trầm bên bàn viết, mài mực tàu và hạ bài viết trên giấy hoa tiên hoặc giấy hồng điều. Trong không gian tĩnh tại, mọi người thành tâm viết lên những câu chữ và gửi gắm vào đó ước nguyện tốt đẹp trong năm mới.

Qua thời gian, thủ tục khai bút và xin chữ đầu năm được lưu truyền, tượng trưng cho may mắn và thành công trong học tập và sự nghiệp, thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của các thế hệ học trò trong cả nước.

Ngày nay thì tục khai bút đầu năm đã có nhiều chuyển biến để phù hợp với xu thế hiện đại; được phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân.

Với học sinh, sinh viên, khai bút là hoạt động học tập đầu tiên trong năm hoặc viết xuống những mong ước liên quan đến việc rèn luyện, tu thân, thi cử, mong cho một năm học hành thuận lợi.

Với người đi làm, khai bút có ý nghĩa cầu tài lộc, mong cho đường sự nghiệp công danh được hanh thông như ý. Với những người làm nghề cầm bút như nhà văn, nhà báo… việc khai bút còn là lời nhắc nhở với bản thân có trách nhiệm, nỗ lực trau dồi năng lực, giữ gìn bản thân, cố gắng phấn đấu hoàn thành ước nguyện cả năm may mắn, tốt lành.

Khai bút cũng chính là khai chữ, khai tâm, khai trí, để tự nhắc nhở mình, nhắc nhở mọi người luôn mong muốn, hy vọng hướng thiện và hướng tới cái đẹp.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

Bình Định: Phát triển thể dục, thể thao vùng miền núi

(Thanh tra) - Nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần và tạo sân chơi lành mạnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tỉnh Bình Định đã có nhiều giải pháp phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các ngày hội, liên hoan, giao lưu ở các huyện miền núi và nơi có đồng bào DTTS sinh sống.

N. Phê - L. Bình

13:19 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm