Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 15/04/2025 - 13:56
(Thanh tra) - Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh sau sáp nhập không vượt quá trước sắp xếp, theo quyết nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký bàn hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025. Nghị quyết này quy định việc sắp xếp các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (đơn vị hành chính cấp tỉnh) và sắp xếp xã, phường, thị trấn (đơn vị hành chính cấp xã).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025. Ảnh: P.Thắng
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là nhập tỉnh với tỉnh để hình thành tỉnh mới hoặc nhập tỉnh với TP trực thuộc Trung ương để hình thành TP trực thuộc Trung ương mới, nhằm giảm số lượng, tăng quy mô đơn vị hành chính, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã để bảo đảm có số lượng, quy mô phù hợp, cả nước giảm khoảng 60% đến 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.
Các đơn vị hành chính có vị trí biệt lập hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia thì không thực hiện sắp xếp.
Khuyến kích đặt tên xã, phường, thị trấn mới theo số thứ tự
Theo nghị quyết, tên của đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp được đặt theo tên của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp phù hợp với định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tên của đơn vị hành chính cấp xã thì cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khuyến khích đặt tên của đơn vị hành chính cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin.
Tên của đơn vị hành chính cấp xã không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp.
Nghị quyết nêu rõ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, lựa chọn phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, miền núi, vùng cao, biên giới, vùng đồng bằng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải đáp ứng các định hướng quy định tại nghị quyết. Trong đó,
Xã miền núi, vùng cao hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 200% trở lên và quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của xã tương ứng quy định tại nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Phường hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 5,5 km2 trở lên. Phường thuộc TP trực thuộc trung ương có quy mô dân số đạt từ 45.000 người trở lên. Phường thuộc tỉnh hình thành sau sắp xếp ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới có quy mô dân số đạt từ 15.000 người trở lên. Các phường còn lại có quy mô dân số đạt từ 21.000 người trở lên.
Theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng số cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước sắp xếp
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh và theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp sắp xếp từ 3 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 1 xã, phường mới thì không phải xem xét định hướng về tiêu chuẩn quy định tại nghị quyết.
Giữ chính sách tiền lương, phụ cấp chức vụ trong 6 tháng
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quy định rõ việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và các chế độ, chính sách đặc thù các đơn vị vị hành chính sau sắp xếp.
Theo đó, tổng số cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước sắp xếp.
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp không vượt quá tổng số cán bộ, công chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp xã trước sắp xếp, không kể số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện được bố trí làm việc tại đơn vị hành chính cấp xã.
Tại thời điểm sắp xếp, số lượng Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc có thể nhiều hơn số lượng so với quy định.
Tuy nhiên, chậm nhất 5 năm kể từ ngày nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã có hiệu lực thi hành, số lượng và việc bố trí lãnh đạo, quản lý, số lượng cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính sau sắp xếp thực hiện theo quy định.
Chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp đơn vị hành chính mà vẫn là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong thời gian 6 tháng kể từ khi có văn bản bố trí công tác thì được giữ nguyên.
Sau thời hạn trên, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quy định việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp.
Theo đó, người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang trên địa bàn đơn vị hành chính sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù áp dụng theo vùng, theo khu vực hoặc theo đơn vị hành chính như trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
Giữ nguyên phạm vi, đối tượng và nội dung của các chế độ, chính sách theo quy định của trung ương và địa phương áp dụng đối với đơn vị hành chính như trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp có thay đổi tên gọi của đơn vị hành chính sau sắp xếp thì sử dụng tên gọi mới của đơn vị hành chính để tiếp tục tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 30/4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Nhật Huyền
(Thanh tra) - Đúng vào dịp kỷ niệm 50 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 28 năm kể từ ngày trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (1997 – 2025), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Đà Nẵng vinh dự được Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất ghi nhận những đóng góp to lớn của Đà Nẵng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Ngọc Phó
LHC
Báo Thanh tra
Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu
Bùi Bình
Hương Trà
Lê Hữu Chính
PV
LHC
Bùi Bình - Đinh Thùy
Nhật Huyền
Chu Tuấn
Ngọc Phó