Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bóng tối sau hào quang của cầu thủ châu Phi tại Việt Nam

Thứ tư, 11/04/2018 - 20:53

Có thu nhập trung bình khoảng 150 triệu đồng/tháng, nhưng chỉ cần thất nghiệp thời gian ngắn, những ngoại binh châu Phi sẽ nhanh chóng trắng tay, dễ sa vào con đường phạm pháp.

Nguyễn Hằng Tcheuko Minh từng đeo băng đội trưởng Đồng Nai, ghi bàn vào lưới HAGL ở cuối V.League 2015. Ảnh: Nguyễn Đăng.

Nguyễn Hằng Tcheuko Minh (tên gọi khác là Smith, Pen, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam) từng là cựu cầu thủ thi đấu tại V.League cho 3 CLB Kiên Giang, Đồng Tháp và Đồng Nai. Tuy nhiên từ gần 3 năm nay, anh không còn xuất hiện trên sân cỏ cả nước.

Mới đây, Pen đã trở thành nghi can trong vụ Lừa đảo tiền tỷ bị Công an thành phố Cần Thơ bắt giữ. Từng có cuộc sống sung túc, không ai nghĩ Pen có kết cục như thế. Nhưng với những người tiếp xúc, làm việc nhiều với các cầu thủ châu Phi, trường hợp “lên voi, xuống chó” của Pen không quá khó hiểu.

Kiếm nhiều tiền và lách luật

Pen cũng như nhiều cầu thủ châu Phi khác đến với bóng đá Việt Nam với hy vọng đổi đời. V.League là mảnh đất màu mỡ, giúp họ có thể kiếm ra khoản tiền lớn mà ở quê hương họ nằm mơ cũng không có được. Từ hơn 15 năm nay, hàng nghìn cầu thủ đến từ Cameroon, Senegal, Nigeria, Uganda… đã thi đấu tại Việt Nam. Đa phần họ có thu nhập cao nhưng rất nhiều người lâm vào cảnh trắng tay khi rời mảnh đất hình chữ S.

“Chính phủ các nước châu Phi thường yêu cầu các ngân hàng nắm thông tin tài khoản đối với những người ra nước ngoài lao động, trong đó có cầu thủ. Họ muốn xem thu nhập của những người này bao nhiêu. Khi thấy mức cao, họ yêu cầu cầu thủ làm các vấn đề an sinh xã hội, xây dựng trường học, trạm xá để giúp đỡ mọi người”, ông Nguyễn Minh Châu – nhà môi giới cầu thủ có chứng chỉ FIFA cho biết.

Người đại diện này có 11 năm đưa các cầu thủ châu Phi sang Việt Nam này cho rằng những quy định này là khởi nguồn cho những hệ lụy không hay về sau. Để đảm bảo mức thu nhập không bị truy thu để làm cầu, đường hay xây trạm xá (có thể lên đến 40% lương hàng tháng), các ngoại binh châu Phi đều tìm cách… lách luật.Cách phổ biển của họ là chia nhỏ số tiền lương nhận được tại Việt Nam, gửi về nhiều số tài khoản ở quê hương cho cha mẹ, anh em ruột thịt hay bà con. Họ sẽ nhờ gửi thân giữ lại số tiền đó cho mình để sau này về quê có vốn làm ăn. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp đều bị người thân… cuỗm sạch.“Cựu tiền đạo Abass từng bỏ ra hàng nghìn USD để xây đường và trạm xá cho ngôi làng anh sinh sống ở Senegal. Có lần chân sút này gửi 5.000 USD nhờ anh trai giữ hộ, để có tiền sang Hungary đính hôn với bạn gái nhưng người này đã đi đánh bạc nên hết sạch . Phần lớn cầu thủ châu Phi đều bị thế, nên dù lương có cao, họ vẫn dễ trắng tay ngay sau khi thất nghiệp”, ông Châu tiết lộ.Ông Nguyễn Minh Châu (đeo kính) là người đã làm việc với cầu thủ châu Phi suốt 11 năm qua. Ảnh: NVCC.Abass thời đỉnh cao thi đấu cho Bình Dương, nhận mức lương không dưới 10.000 USD/tháng (hơn 220 triệu đồng). Tuy nhiên sau khi chấn thương nặng vì cú vào bóng của trung vệ Dương Thanh Hào, tiền đạo này cũng lâm vào cảnh khánh kiệt vì bản thân và người thân không biết giữ tiền. Sau khi chia tay Việt Nam, Abass phải vất vả nhờ người xin thị thực Mỹ vào làm cho một hãng sản xuất ôtô.Ông Châu cho rằng các ngoại binh châu Phi tại Việt Nam có mức lương trung bình từ 6.000 đến 7.000 USD/tháng, chưa kể lót tay. Đây là số tiền họ không thể kiếm được nếu ở lại quê hương. Việc kiếm tiền quá dễ khiến họ nghĩ rằng mình có thể giữ được thu nhập như thế năm này qua năm khác, nên tiêu xài rất hoang phí. Có lần một cầu thủ châu Phi vừa nhận xong tiền đã mua ngay cho mình 3 chiếc iPhone mới cóng. Họ không suy nghĩ thấu đáo để lo cho tương lai.Bế tắc sau khi thất nghiệpÔng Châu không lạ trường hợp của Pen vì vợ cựu cầu thủ này là đồng nghiệp của ông. Thời đỉnh cao, tiền vệ này từng nhận lương 6.000 đến 7.000 USD/tháng. Tuy nhiên, anh cũng không gặp may khi CLB Kiên Giang giải thể, bản thân anh bị xù khoản tiền chừng 1 tỷ đồng. Sau khi chia tay Đồng Nai, cựu cầu thủ này không có CLB nào để đầu quân.Theo ông Châu sau khi thất nghiệp và trắng tay, các ngoại binh châu Phi có cuộc sống bế tắc. Ông nói: “Nếu về quê hương, họ không có nghề nào để kiếm được nhiều tiền như tại Việt Nam. Còn ở lại, họ rất khó để cạnh tranh với các cầu thủ khác. Vì thế nhiều người sau khi giã từ sân cỏ đã chuyển sang buôn bán quần áo với thu nhập bấp bênh. Còn nếu không đủ bản lĩnh, rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội”.Người đại diện cầu thủ này tiết lộ với các ngoại binh châu Phi, rất dễ nhận biết họ thuộc nhóm có thu nhập cao hay thấp. Nếu kiếm được nhiều tiền, họ thường ở bên quận 7. Còn khi sa cơ, họ kết thân với những thanh niên châu Phi thất nghiệp, hư hỏng tụ tập ở các khu vực ở các đường Phạm Ngũ Lão, Đỗ Quang Đẩu, Bùi Viện (quận 1).Trước trường hợp của Pen, bóng đá Việt Nam cũng lùm xùm vụ việc cầu thủ nhập tịch Đinh Hoàng Max (gốc Nigieria) ruồng rẫy vợ con. V.League hiện tại, suất ngoại binh cũng không còn nhiều như trước nên là cuộc cạnh tranh khốc liệt. Vì thế, câu chuyện của Pen là lời cảnh tỉnh cho nhiều cầu thủ châu Phi trong việc kiếm tiền chính đáng và thật sự biết quý trọng công sức mà mình đã bỏ ra.Theo Hoàng Tâm (Tri Thức Trực Tuyến)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm