Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bảo tồn di sản & Vai trò cộng đồng

Chủ nhật, 14/10/2012 - 10:04

(Thanh tra) - Xâm hại di tích vẫn thường xuyên xảy ra. Nhiều lần công luận lên tiếng, nhưng hiện tượng này vẫn chưa được hạn chế. Câu chuyện chuyển đình Ngu Nhuế, Hưng Yên; dựng mới Nhà Tổ, Gác Khánh, bậc cấp ở chùa Trăm gian, Hà Nội; chuyện đổ xô mò cổ vật ở biển Quảng Ngãi… chỉ là những hiện tượng gần đây nhất khiến dư luận nhớ lại hàng chục câu chuyện của quá khứ. Câu hỏi đặt ra là, chúng ta đã có Luật Di sản Văn hóa, song áp dụng vào thực tiễn đến đâu?

" Gác khánh chùa Trăm gian còn vững chãi bỗng dưng bị… đập bỏ"

Vai trò cộng đồng…Sau những việc gây ầm ĩ dư luận vừa qua, mới đây Hội Di sản Văn hóa Thăng Long đã tổ chức một hội thảo với chủ đề “Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản Thăng Long - Hà Nội”. Hội thảo là kết quả của cuộc khảo sát thực tế, trao đổi tọa đàm tại các quận huyện và các khu di tích lịch sử và thắng cảnh trong địa bàn Hà Nội. Nhiều nhà nghiên cứu di sản văn hóa, nhà quản lý đã đồng nhất quan điểm về tầm quan trọng của cộng đồng cư dân, những chủ thể của di sản trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản trong đời sống hôm nay.Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, TS. Lưu Minh Trị cho biết, Hà Nội hiện có hơn 5.000 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 3 di tích được UNESCO ghi danh, và hơn 1.000 di tích cấp Quốc gia. Trong kho tàng di sản văn hóa đồ sộ đó, thì nhân dân, dòng họ, cộng đồng chính là chủ thể đã xây dựng các công trình tín ngưỡng, tôn giáo để thờ cúng tổ tiên, tổ nghề và người có công với nước. Đồng thời, chính người dân và cộng đồng đang giữ gìn, tôn tạo và phát huy di sản truyền thống mà cha ông để lại. Chùa Trăm gian nay chỉ còn trên… hình ảnhTuy nhiên, chính sự áp dụng các chính sách quản lý của chính quyền không hợp lý, không đến được nhân dân, chưa phát huy được vai trò của nhân dân. Theo TS. Lưu Minh Trị, thời gian qua Nhà nước tăng cường quản lý, và cộng đồng tham gia bảo tồn văn hóa thì người dân tham gia rất tốt, tu bổ rất tốt nhưng thiếu sót như ở Chùa Trăm Gian là có, nhưng ở mức nhất định thôi. Chúng tôi muốn báo động cho xã hội rằng, sự nghiệp bảo tồn phát triển di sản là của Nhà nước và nhân dân, nhưng vai trò của nhân dân rất quan trọng. 60% -70% nguồn đầu tư tu bổ di tích là của cộng đồng nhưng phải có quản lý Nhà nước. Nếu không thì sẽ dẫn đến tình trạng đáng tiếc như nhiều di tích vừa qua. … Và cơ quan quản lýTrên thực tế các trường hợp người dân tự ý tu sửa di tích phần lớn đều do một nguyên nhân, đó là di tích xuống cấp trầm trọng, thời gian xin phép tu bổ di tích kéo dài khiến người dân (đại diện giữ gìn di tích) không đủ kiên nhẫn chờ đợi. Bởi vậy, khi có kinh phí, người dân đã tự ý tu sửa theo ý chí chủ quan của họ là sao cho di tích khang trang hơn, to đẹp hơn. Trong khi thiếu kinh phí để trùng tu di tích, vẫn là vấn đề nan giải của các cơ quan quản lý thì nếu có sự bắt tay giữa cơ quan quản lý và nhân dân, bài toán này sẽ được giải. “Khi xảy ra các vấn đề xâm hại di tích, dư luận thường đổ lỗi cho người dân. Tuy nhiên, việc giáo dục luật di sản, nâng cao ý thức bảo vệ di sản cho nhân dân chưa được các cấp chính quyền coi trọng." PGS.TS. Đặng Văn Bài cho rằng, đừng trách dân khi xảy ra sự việc, vì khi dân làm sai là có phần trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước. Ở việc bảo tồn di sản, lỗi của các cơ quan quản lý là đã không hướng dẫn người dân, không giáo dục di sản, không nâng cao nhận thức cho họ. Còn khi người dân đã biết rồi thì có thể tin họ sẽ không bao giờ làm sai. Song song với phát huy vai trò của cộng đồng, cần tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, không khoán trắng cho dân, đưa ra những chính sách phù hợp với tình hình là điều cần thiết để bảo tồn di sản.   Với thực tế của việc quản lý và bảo tồn di tích hiện nay, đã đến lúc chúng ta phải xây dựng một đề án về tuyên truyền, định hướng và nâng cao hiểu biết cho cộng đồng về những giá trị kiến trúc - nghệ thuật đích thực để tránh việc chạy theo “mốt” ngoại lai khi trùng tu làm biến dạng di tích. Bên cạnh đó, làm thế nào để hướng dẫn, giáo dục và giúp cộng đồng hiểu rõ vai trò của mình đối với nhiệm vụ giữ gìn tài sản của cha ông cũng vô cùng cần thiết. Công ước bảo vệ đa dạng văn hóa 2003, UNESCO đã khẳng định “Không có văn hóa nếu không có người dân và cộng đồng”. Thiết nghĩ, điều này cũng cần được các cơ quan quản lý đề cao hơn nữa trong thời gian tới. Không phải ngẫu nhiên mà UNESCO đánh giá cao sự tham gia của người dân trong việc thực hành, truyền dạy và bảo vệ di sản văn hóa, coi đó là nguồn lực quan trọng nhất có tính quyết định trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa.H.Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

Huyện Mường Khương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nam Dũng

14:20 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm