Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 28/04/2015 - 06:54
(Thanh tra)- Để bảo tồn những di sản kiến trúc của Sài Gòn xưa trước tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, chính quyền và nhân dân TP HCM luôn dành sự quan tâm sâu sắc tới việc gìn giữ và phát triển để luôn được ngưỡng mộ như một “hòn ngọc Viễn Đông”.
Bưu điện TP - một công trình tiêu biểu cho lối kiến trúc Pháp. Ảnh: Chu Cảnh
Dấu ấn lịch sử còn lại...
Nổi bật nhất trong những di sản kiến trúc của Sài Gòn -TP HCM là những công trình kiến trúc được để lại từ thời kỳ nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc.
Sài Gòn đã hơn 300 năm tuổi còn TP HCM ở tuổi 40, nhiều công trình kiến trúc lịch sử đã bị mất đi do quá trình phát triển mạnh mẽ diện mạo kiến trúc đô thị. Giống như những TP khác trên thế giới, khi giải quyết mâu thuẫn giữa việc bảo tồn các di sản kiến trúc cổ với việc phát triển công trình mới, một loạt câu hỏi được đặt ra cần giải quyết: Làm thế nào để tạo sự hài hòa giữa cái cũ và cái mới, hài hòa giữa tư duy hiện đại và quá khứ hoài niệm, di tích hóa từng bộ phân riêng lẻ hay bảo tồn theo khu vực với cảnh quan hiện hữu? Những công trình kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc gắn với danh nhân, việc quy hoạch và bảo tồn như thế nào để tránh những mâu thuẫn giữa các vấn đề về mặt dân sinh, xã hội?
Trước những vấn đề đặt ra, chính quyền TP HCM đã có nhiều chương trình, kế hoạch để bảo tồn những công trình kiến trúc lịch sử mang dấu ấn của một Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông xưa.
Đến nay, nhiều công trình từ thời nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc để lại còn khá nhiều như: Tòa án TP (thiết kế 1881), Dinh Gia Long (xây dựng năm 1885, nay là Bảo tàng Cách mạng), Khách sạn Continental (xây năm 1880), Khách sạn Majestic xây dựng cùng năm với Nhà thờ Đức Bà (1877), Bưu điện Sài Gòn (xây dựng từ 1886 đến 1891 hoàn thành), Tòa Đô chính hay còn gọi là Dinh Xã Tây, nay là UBND TP HCM xây khoảng năm 1907, Nhà hát Lớn TP HCM khánh thành ngày 1/1/1900, Chợ Sài Gòn tức chợ Bến Thành xây dựng từ 1912 đến 1914 khai trương, Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn nằm bên trong Thảo Cầm viên thành lập khoảng từ 1927 đến 1938, Kho bạc Sài Gòn xây dựng cuối năm 1920, Lăng ông bà Chiểu tức Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt được xây dựng khoảng năm 1827, sau khi Tả quân Lê Văn Duyệt mất…
Nhà hát TP - nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu. Ảnh: Chu Cảnh
Ứng xử với di sản kiến trúc
Các công trình kiến trúc được xếp vào di sản của TP còn khá nhiều, song việc ứng xử, kế thừa và phát triển đô thị ra sao để các công trình này được bảo tồn đang là thách thức rất lớn cho chính quyền TP.
TS.KTS Lê Quang Ninh cho rằng, Sài Gòn xưa tồn tại và phát triển cho đến bây giờ còn mang dáng vẻ đô thị vườn của châu Âu thể hiện rõ nét bằng các mảng xanh ở khu vực trung tâm cùng những đường phố rợp bóng xanh. Trên cơ sở đó, chúng ta xét bảo tồn theo mảng đô thị từ Thảo Cầm viên cho tới cuối Công viên Tao Đàn, là không gian xanh nằm giữa mảng đô thị trung tâm quận 1 và phần nhà ở chủ yếu là kiểu biệt thự ở quận 3 cùng với sự hiện diện của các con đường cảnh quan Đồng Khởi, Lê Lợi, Hàm Nghị... rất đáng được ghi nhận là một Sài Gòn thủa nào vẫn còn đó cái chất của đô thị vườn nhiệt đới...
Tiếc nuối về những gì đã mất, TS.KTS Lê Quang Ninh chia sẻ: Đã mất hẳn, số lượng 6 gồm 4 cây cầu, tiếc nhất là cây cầu ở Thảo Cầm viên và kiến trúc của các hãng nổi tiếng là Esso và Shell, tòa nhà nằm góc đường Lê Duẩn - Hai Bà Trưng với phong cách che nắng khá đặc trưng cho kiến trúc nhiệt đới.
Bảo tàng TP HCM được kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux thiết kế, hoàn thành năm 1890. Ảnh: Chu Cảnh
Bị xóa sổ cục bộ, ảnh hưởng đến cảnh quan tập trung vào nhà ở biệt thự ở quận 3. Số lượng được ghi nhận trên đường Tú Xương có cả chục căn, đường Nguyễn Đình Chiểu có đến vài chục căn. Đây là sự mất mát đáng kể vào bậc nhất ảnh hưởng đến khu vực nhà ở của Sài Gòn xưa.
Những vật thể mang tính sống còn của Sài Gòn xưa như Cảng Sài Gòn, Nhà máy BaSon, Cầu chữ Y, Bến đò Thủ Thiêm... dù phải thay đổi để TP này vào thế kỷ 21 đúng với vị thế thời vàng son của đô thị tầm cỡ của Việt Nam và Viễn Đông. Đây là trách nhiệm cao cả của chúng ta trước dòng chảy đổi mới, hòa nhập, chuyển tải một quá khứ đô thị vào TP hiện tại và hướng đến tương lai, rất cần một tư duy mang tinh sáng tạo cao, đồng thời mang cả chất liệu truyền thống đã được hàng chục thế hệ trước để lại trên mảnh đất thiêng liêng này.
Bảo tồn di sản và phát triển là 2 vấn đề có mối quan hệ hết sức mật thiết. Muốn cho TP HCM hiện đại giàu bản sắc thì đòi hỏi trong quá trình phát triển đô thị phải quan tâm tới việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Trong quá trình hình thành và phát triển của TP đã để lại nhiều công trình mang ý nghĩa lịch sử, giàu giá trị về mặt nghệ thuật. Bảo tồn di sản kiến trúc để phát triển và phát triển đô thị cần phải bảo tồn các di sản kiến trúc lịch sử. Đó là 2 mặt tương hỗ, hướng đến mục tiêu phát triển đô thị bền vững cho TP HCM.
Chu Tuấn - Cảnh Nhật
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm.
Thái Hải
19:16 13/12/2024(Thanh tra) - Những năm qua, huyện Mường Khương đã triển khai nhiều biện pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Nam Dũng
14:20 11/12/2024Thái Hải
20:29 10/12/2024TC
19:05 10/12/2024Nguyễn Điểm
18:00 10/12/2024Thái Hải
11:36 10/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương