Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Chủ nhật, 10/06/2012 - 11:21

(Thanh tra)- Đây là một trong những nội dung được quy định tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra mà Thanh tra Chính phủ đang xây dựng.

Quang cảnh hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo tại Đà Nẵng

Xử lý kết quả đôn đốc trong 3 ngày

Về theo dõi thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra, Dự thảo Thông tư quy định: Người theo dõi làm rõ các nội dung cần thực hiện của đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý đối tượng thanh tra, cá nhân, tổ chức có liên quan được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra. Căn cứ vào các kết quả theo dõi về tình hình thực hiện, người theo dõi có trách nhiệm kịp thời báo cáo thủ trưởng cơ quan thanh tra (CQTT), thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (TTCN) để xem xét, quyết định.

Tại nội dung đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra, Dự thảo yêu cầu làm rõ các nội dung trong việc chưa hoàn thành thực hiện các kiến nghị, đề xuất ghi trong kết luận thanh tra và các biện pháp theo quyết định xử lý sau thanh tra. Đồng thời, chỉ ra những biện pháp thúc đẩy và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc hoàn thành thực hiện.

Theo đó, người đôn đốc có trách nhiệm xác định rõ các yêu cầu về nội dung, phương thức, trách nhiệm và thời hạn thực hiện trong quá trình chuẩn bị văn bản đôn đốc hoặc trực tiếp làm việc với cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc hoàn  thành thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra.

Sau khi có kết quả đôn đốc, người đôn đốc có trách nhiệm báo cáo thủ trưởng CQTT, thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng TTCN về quá trình đôn đốc và kết quả thực hiện để xem xét và quyết định. Thời gian xử lý kết quả đôn đốc trong thời hạn 3 ngày.

Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Hào tại hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo


Quyết định kiểm tra khi có căn cứ

Dự thảo Thông tư quy định, thủ trưởng CQTT Nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN sẽ ra quyết định kiểm tra và cử công chức, thanh tra viên tiến hành kiểm tra. Căn cứ của việc kiểm tra là khi hết thời hạn báo cáo kết quả đôn đốc mà việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra vẫn chưa hoàn thành; đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý đối tượng thanh tra, cá nhân, tổ chức có liên quan không thực hiện trách nhiệm báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không trung thực; đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý đối tượng thanh tra, cá nhân, tổ chức có liên quan có dấu hiệu cản trở, không hợp tác hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra.

Dự thảo Thông tư gồm 3 chương, 26 điều, quy định cụ thể về đối tượng áp dụng, mục đích theo dõi, đôn đốc, kiểm tra. Dự thảo cũng dành 1 chương quy định việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực  hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra.

Thủ trưởng CQTT nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN sẽ áp dụng hình thức chuyển sang cơ quan điều tra truy cứu hoặc kiến nghị các biện pháp xử lý trách nhiệm kể cả yêu cầu bồi thường đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức không hoàn thành trách nhiệm hay có dấu hiệu vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra.

Dự thảo cũng quy định về thời hạn trong quá trình theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; về nội dung, xử lý kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra bằng việc thông báo công khai kết quả kiểm tra cho các cá nhân, tổ chức có liên quan. Thời hạn bắt đầu tiến hành theo dõi là 30 ngày; báo cáo kết quả theo dõi là 45 ngày; thời hạn tối đa để có báo cáo kết quả đôn đốc là 70 ngày kể từ ngày công bố kết luận.

Phó Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ TS. Ngô Đại Tuấn: Thống nhất trong theo dõi, đôn đốc là yêu cầu cấp thiết Theo thống kê chưa đầy đủ, tỷ lệ thực hiện kiến nghị xử lý sau thanh tra vẫn chưa tương xứng với hoạt động của toàn ngành. Việc thực hiện các kiến nghị xử lý hành chính và hình sự, cũng như về chủ trương, chính sách... vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP cũng quy định về hoạt động, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra. Do vậy, việc xây dựng một quy trình cụ thể nhằm hướng dẫn thống nhất về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra trong công tác thanh tra thời điểm này là một yêu cầu cấp thiết. Theo đó, khi xây dựng thông tư, Ban Soạn thảo đã dựa trên các yêu cầu được quy định tại Nghị định 86/2011/NĐ-CP, ngày 22/9/2011; bảo đảm thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra và việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối với quá trình thực hiện được quy định tại Luật Thanh tra năm 2010. Thông tư này cũng chỉ quy định các vấn đề liên quan đến trình tự tiến hành các bước theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; các yêu cầu về văn bản, giấy tờ và nội dung cụ thể có liên quan đến việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra... Phó Chánh Thanh tra tỉnh Hải Dương Đoàn Đức Vinh: Nên giao đoàn thanh tra thực hiện bước theo dõi, đôn đốc Về cơ bản, tôi nhất trí với tên gọi, bố cục, nội dung của Dự thảo. Về nội dung Dự thảo tại Điều 2 - Đối tượng áp dụng - tôi đề nghị nên bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra để làm rõ việc có được thanh tra lại những nội dung đã kết luận hay đoàn kiểm tra có được những quyền theo Luật Thanh tra năm 2010 không? Theo tôi, nên giao cho đoàn thanh tra đã ra kết luận thực hiện theo dõi, đôn đốc nêu trong Dự thảo. Có như vậy mới nắm rõ đơn vị, cá nhân, nội dung cần đôn đốc. Mặt khác, trong quá trình thanh tra nếu phát hiện sai phạm cần phải xử lý, thu hồi thì đoàn thanh tra cũng có thể kiến nghị người ra quyết định thanh tra xử lý ngay, không cần chờ kết luận xong mới xử lý. Về cơ cấu tổ chức, nếu Dự thảo giao thêm nhiệm vụ thì cần bổ sung nhân lực cho thanh tra cấp huyện, vì hiện nay biên chế thanh tra còn chưa phù hợp yêu cầu (có huyện chỉ có 5 - 7 người). Hơn nữa, biên chế do chủ tịch UBND cấp huyện quyết định, do vậy không thể chủ động thành lập các đoàn kiểm tra đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra. Thanh tra viên Thanh tra tỉnh Yên Bái Đậu Đinh Năng: Cần quy định thời hạn chuyển sang cơ quan điều tra Tại điểm a khoản 1 Điều 20, theo tôi nên bổ sung thời hạn chuyển sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, trường hợp vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự của các cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra, thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết luận kiểm tra, thủ trưởng CQTT Nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc đó sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, thông báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp biết theo quy định tại khoản 1 Điều 48 và  khoản 1 Điều 55 Luật Thanh tra năm 2010. Dự thảo cũng nên quy định về việc khen thưởng đối với cán bộ, công chức, thanh tra viên có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra. Đồng thời, quy định về việc xử lý vi phạm đối với thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra. Có như vậy, công tác thanh tra mới thật sự phát huy hiệu lực, hiệu quả cũng như trật tự, kỷ cương quản lý Nhà nước được xác lập, ổn định và phát triển bền vững.

Phó Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ TS. Ngô Đại Tuấn: Thống nhất trong theo dõi, đôn đốc là yêu cầu cấp thiết Theo thống kê chưa đầy đủ, tỷ lệ thực hiện kiến nghị xử lý sau thanh tra vẫn chưa tương xứng với hoạt động của toàn ngành. Việc thực hiện các kiến nghị xử lý hành chính và hình sự, cũng như về chủ trương, chính sách... vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP cũng quy định về hoạt động, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra. Do vậy, việc xây dựng một quy trình cụ thể nhằm hướng dẫn thống nhất về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra trong công tác thanh tra thời điểm này là một yêu cầu cấp thiết. Theo đó, khi xây dựng thông tư, Ban Soạn thảo đã dựa trên các yêu cầu được quy định tại Nghị định 86/2011/NĐ-CP, ngày 22/9/2011; bảo đảm thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra và việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối với quá trình thực hiện được quy định tại Luật Thanh tra năm 2010. Thông tư này cũng chỉ quy định các vấn đề liên quan đến trình tự tiến hành các bước theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; các yêu cầu về văn bản, giấy tờ và nội dung cụ thể có liên quan đến việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra... Phó Chánh Thanh tra tỉnh Hải Dương Đoàn Đức Vinh: Nên giao đoàn thanh tra thực hiện bước theo dõi, đôn đốc Về cơ bản, tôi nhất trí với tên gọi, bố cục, nội dung của Dự thảo. Về nội dung Dự thảo tại Điều 2 - Đối tượng áp dụng - tôi đề nghị nên bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra để làm rõ việc có được thanh tra lại những nội dung đã kết luận hay đoàn kiểm tra có được những quyền theo Luật Thanh tra năm 2010 không? Theo tôi, nên giao cho đoàn thanh tra đã ra kết luận thực hiện theo dõi, đôn đốc nêu trong Dự thảo. Có như vậy mới nắm rõ đơn vị, cá nhân, nội dung cần đôn đốc. Mặt khác, trong quá trình thanh tra nếu phát hiện sai phạm cần phải xử lý, thu hồi thì đoàn thanh tra cũng có thể kiến nghị người ra quyết định thanh tra xử lý ngay, không cần chờ kết luận xong mới xử lý. Về cơ cấu tổ chức, nếu Dự thảo giao thêm nhiệm vụ thì cần bổ sung nhân lực cho thanh tra cấp huyện, vì hiện nay biên chế thanh tra còn chưa phù hợp yêu cầu (có huyện chỉ có 5 - 7 người). Hơn nữa, biên chế do chủ tịch UBND cấp huyện quyết định, do vậy không thể chủ động thành lập các đoàn kiểm tra đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra. Thanh tra viên Thanh tra tỉnh Yên Bái Đậu Đinh Năng: Cần quy định thời hạn chuyển sang cơ quan điều tra Tại điểm a khoản 1 Điều 20, theo tôi nên bổ sung thời hạn chuyển sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, trường hợp vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự của các cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra, thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết luận kiểm tra, thủ trưởng CQTT Nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc đó sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, thông báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp biết theo quy định tại khoản 1 Điều 48 và  khoản 1 Điều 55 Luật Thanh tra năm 2010. Dự thảo cũng nên quy định về việc khen thưởng đối với cán bộ, công chức, thanh tra viên có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra. Đồng thời, quy định về việc xử lý vi phạm đối với thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra. Có như vậy, công tác thanh tra mới thật sự phát huy hiệu lực, hiệu quả cũng như trật tự, kỷ cương quản lý Nhà nước được xác lập, ổn định và phát triển bền vững.

Phó Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ TS. Ngô Đại Tuấn: Thống nhất trong theo dõi, đôn đốc là yêu cầu cấp thiết Theo thống kê chưa đầy đủ, tỷ lệ thực hiện kiến nghị xử lý sau thanh tra vẫn chưa tương xứng với hoạt động của toàn ngành. Việc thực hiện các kiến nghị xử lý hành chính và hình sự, cũng như về chủ trương, chính sách... vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP cũng quy định về hoạt động, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra. Do vậy, việc xây dựng một quy trình cụ thể nhằm hướng dẫn thống nhất về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra trong công tác thanh tra thời điểm này là một yêu cầu cấp thiết. Theo đó, khi xây dựng thông tư, Ban Soạn thảo đã dựa trên các yêu cầu được quy định tại Nghị định 86/2011/NĐ-CP, ngày 22/9/2011; bảo đảm thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra và việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối với quá trình thực hiện được quy định tại Luật Thanh tra năm 2010. Thông tư này cũng chỉ quy định các vấn đề liên quan đến trình tự tiến hành các bước theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; các yêu cầu về văn bản, giấy tờ và nội dung cụ thể có liên quan đến việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra... Phó Chánh Thanh tra tỉnh Hải Dương Đoàn Đức Vinh: Nên giao đoàn thanh tra thực hiện bước theo dõi, đôn đốc Về cơ bản, tôi nhất trí với tên gọi, bố cục, nội dung của Dự thảo. Về nội dung Dự thảo tại Điều 2 - Đối tượng áp dụng - tôi đề nghị nên bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn kiểm tra để làm rõ việc có được thanh tra lại những nội dung đã kết luận hay đoàn kiểm tra có được những quyền theo Luật Thanh tra năm 2010 không? Theo tôi, nên giao cho đoàn thanh tra đã ra kết luận thực hiện theo dõi, đôn đốc nêu trong Dự thảo. Có như vậy mới nắm rõ đơn vị, cá nhân, nội dung cần đôn đốc. Mặt khác, trong quá trình thanh tra nếu phát hiện sai phạm cần phải xử lý, thu hồi thì đoàn thanh tra cũng có thể kiến nghị người ra quyết định thanh tra xử lý ngay, không cần chờ kết luận xong mới xử lý. Về cơ cấu tổ chức, nếu Dự thảo giao thêm nhiệm vụ thì cần bổ sung nhân lực cho thanh tra cấp huyện, vì hiện nay biên chế thanh tra còn chưa phù hợp yêu cầu (có huyện chỉ có 5 - 7 người). Hơn nữa, biên chế do chủ tịch UBND cấp huyện quyết định, do vậy không thể chủ động thành lập các đoàn kiểm tra đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra. Thanh tra viên Thanh tra tỉnh Yên Bái Đậu Đinh Năng: Cần quy định thời hạn chuyển sang cơ quan điều tra Tại điểm a khoản 1 Điều 20, theo tôi nên bổ sung thời hạn chuyển sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, trường hợp vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự của các cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra, thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết luận kiểm tra, thủ trưởng CQTT Nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc đó sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, thông báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp biết theo quy định tại khoản 1 Điều 48 và  khoản 1 Điều 55 Luật Thanh tra năm 2010. Dự thảo cũng nên quy định về việc khen thưởng đối với cán bộ, công chức, thanh tra viên có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra. Đồng thời, quy định về việc xử lý vi phạm đối với thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra. Có như vậy, công tác thanh tra mới thật sự phát huy hiệu lực, hiệu quả cũng như trật tự, kỷ cương quản lý Nhà nước được xác lập, ổn định và phát triển bền vững.

Phương Hiếu - Nguyễn Dung

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

Hà Nội: Xây "chui" loạt căn hộ trên tầng mái chung cư

(Thanh tra) - Tại tầng mái chung cư CT2 Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), 4 căn hộ đã được xây dựng trái phép và bán cho người dân. Vụ việc cho thấy vẫn có doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về xây dựng để trục lợi, đẩy gánh nặng khắc phục hậu quả lên khách hàng và cơ quan quản lý.

Đông Hà

20:01 14/12/2024
Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm