Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 15/11/2013 - 15:38
(Thanh tra) - Sáng ngày 15/11/2013, tại thành phố Hòa Bình đã diễn ra hội nghị tập huấn Thông tư số 03/2013/TT-TTCP quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Đến dự và chỉ đạo có Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh.
Hội nghị tập huấn Thông tư số 03/2013/TT-TTCP
Chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng là yêu cầu tất yếu, khách quan từ hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và về công tác của ngành Thanh tra nói riêng.
Công tác này nhằm các mục đích như: Phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan thanh tra. Đồng thời, phục vụ việc phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan quản lý Nhà nước, giữa cơ quan thanh tra cấp trên và cơ quan thanh tra cấp dưới trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Công tác này còn giúp các cơ quan thanh tra, cán bộ thanh tra nắm được thông tin, sự chỉ đạo điều hành để việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hoặc điều chỉnh kế hoạch công tác thanh tra trong từng giai đoạn được kịp thời, đúng định hướng, bám sát việc thực hiện có hiệu quả hơn chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra; phục vụ công tác nghiên cứu và việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng…
Thông tư được chia thành 3 chương, 14 điều với nội dung cụ thể như sau:
Chương I “Những quy định chung”, gồm 4 điều, tập trung xác định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng, nguyên tắc báo cáo và trách nhiệm báo cáo về Thanh tra Chính phủ.
Chương II “Các loại báo cáo, thời kỳ lấy số liệu, thời hạn gửi báo cáo và quản lý, sao chụp báo cáo”, gồm 7 điều với nội dung là các quy định cụ thể trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng có các loại báo cáo nào và xác định nội dung của từng loại báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (ban hành kèm theo mẫu báo cáo và 16 mẫu biểu thống kê); báo cáo chuyên đề; báo cáo đột xuất; thời kỳ lấy số liệu, thời hạn gửi báo cáo; hình thức báo cáo, phương thức báo cáo; chế độ quản lý, sao chụp báo cáo.
Chương III “Điều khoản thi hành”, gồm 3 điều quy định về tổ chức thực hiện, khen thưởng và xử lý vi phạm thời gian có hiệu quả và trách nhiệm thực hiện công tác báo cáo.
Tại hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh cho biết, việc thực hiện chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng là công tác quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và của ngành Thanh tra nói riêng. Việc thực hiện báo cáo cần dựa trên cơ sở pháp luật, yêu cầu của Chính phủ và Trung ương, đảm bảo tính chính xác.
Phó Tổng Thanh tra yêu cầu các đại biểu cần tập trung lắng nghe, trao đổi ý kiến tích cực để có thể truyền đạt một cách tốt nhất nội dung, quy định của thông tư cho các cán bộ tại đơn vị công tác của mình khi trở về từ hội nghị.
Về mặt cơ bản, Thông tư quy định chế độ bao công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ,chống tham nhũng đưa ra các quy định về các loại báo cáo, nội dung báo cáo, hình thức báo cáo, trách nhiệm báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm từ cấp bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chánh thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành tại các tổng cục, cục thuộc bộ.
Có 2 loại báo cáo được thông tư quy định là: Báo cáo định kỳ, là các báo cáo về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, hàng năm; báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ. Các báo cáo có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Việc báo cáo cần đáp ứng 3 nguyên tắc cơ bản: Phải đầy đủ, chính xác, khách quan, kịp thời; đúng quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cũng như hướng dẫn tại Thông tư. Người ký báo cáo phải đảm bảo theo đúng thẩm quyền, phù hợp với từng loại báo cáo và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo cáo.
P.V.Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 13/12, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Trần Kiên
19:55 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là phát biểu chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang tại hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo trọng tâm về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và thông tin về một số vi phạm phổ biến trong các vụ án, vụ việc tham nhũng kinh tế, tiêu cực.
Nam Dũng
16:50 13/12/2024Đông Hà
09:19 13/12/2024Cảnh Nhật
20:00 12/12/2024PV
18:34 12/12/2024Văn Thanh
13:18 12/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình